CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 – 2025

Thứ tư - 11/09/2024 21:32
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 – 2025

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ vào thông tư 51/2020/TT-BGD ngày 31/12/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư  28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào văn bản hợp nhất số 01/ VBHN – BGD ĐT, ngày 13 tháng 4 năm 2021. Về TT ban hành Chương trình GDMN
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG                                                                                                                                                                               
          Trường Mầm non số 1 Na Sang thuộc xã Na Sang – Huyện Mường Chà -Tình Điện Biên. Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn với nhiều dân tộc sinh sống. Trường được chia tách và thành lập từ ngày 1 tháng 4 năm 2014, có 1 điểm trung tâm và 5 điểm bản. Dân cư chủ yếu là dân tộc Mông; Thái, K’ Mú’ Kháng, H.Mông, Thu nhập bình quân/ đầu người của nhân dân thấp, chủ yếu là thu nhập từ nông nghiệp.
          Tổng số lớp: 18 lớp, trong đó nhà trẻ: 7 lớp, mẫu giáo 11 lớp, tổng số học sinh 377 trẻ, trong đó nhà trẻ: 121 trẻ, mẫu giáo: 256  trẻ. 100%  số lớp và học sinh được ăn ngủ bán trú.
          Tổng số CBGV-NV: 35 có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ từ chuẩn trở lên. TS:  2 đ/c, ĐH: 24 đ/c, CĐ: 6 đ/c, TC: 1 đ/c ( y  tế);  CQĐT: 2đ/c (BV)
 Là trường công lập:  100%  CB - GV- NV trong biên chế Nhà nước.
  1. Thuận lợi.
 Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng Ủy - HĐND - UBND xã Na Sang, sự ủng hộ của các bí thư, trưởng bản, Tiểu đoàn huấn luyện cơ động bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên, một số ban ngành, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh và đông đảo các bậc cha mẹ học sinh đã giúp nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất, duy trì số trẻ ra lớp và công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ.
Giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với trường lớp, yêu thương trẻ. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Hệ thống phòng học ở các điểm trường, trung tâm đa số đã được xây dựng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học ở tất cả các điểm trường tương đối đảm bảo.
Trẻ mẫu giáo có nền nếp, ngoan ngoãn trong các hoạt động chơi – tập
2. Khó khăn
Điều kiện kinh tế của nhân dân còn nghèo và đời sống dân trí còn thấp, do vậy việc huy động các nguồn đóng góp từ XHH để xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ học tập cho trẻ và huy động trẻ ra lớp gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất còn gặp  nhiều khó khăn như bếp ăn, nhà vệ sinh, sân chơi chưa đảm bảo theo quy định, các phòng chức năng còn thiếu, đồ dùng phục vụ cho các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh còn tạm bợ.
Trường có nhiều điểm bản xa trung tâm. Công tác phổ cập, điều tra dân số gặp khó khăn do một số điểm trường dân di cư tự do
89% là lớp mẫu giáo ghép 2 – 3 độ tuổi nên ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Một số điểm trường đường giao thông đi lại khó khăn, chưa có điện lưới Quốc gia, mạng internet nên việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của nhiều giáo viên còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ.
Việc kiểm tra, bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn gặp khó khăn
Trẻ nhà trẻ chưa được hưởng các chế độ  hỗ trợ chi phí học tập, chế độ ăn trưa và kinh tế của người dân còn nghèo nàn phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác huy động và duy trì số lượng học sinh.
3. Chất lượng nuoi dưỡng, c.sóc, giáo dục trẻ năm học 2023-2024
+ Toàn trường  có tổng số lớp: 19 lớp với tổng số học sinh 376 trẻ. Trong đó: Mẫu giáo: 12 lớp (250 trẻ); Nhà trẻ : 07 lớp với 126 trẻ.
+ Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi 100%, trẻ từ 3-5 tuổi đạt 101%, tỷ lệ nhà trẻ 53,6 %. 
* Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2023-2024.
Cân nặng bình thường: 357/376 đạt 95 %
Suy DD nhẹ cân: 19/376 còn 5 %
Chiều cao BT: 357/376 đạt 95%
Suy DD thể thấp còi: 19/376 đạt 5%
Không có trẻ béo phì
          - Chất lượng giáo dục trẻ
+ 100 trẻ mẫu giáo được đánh giá hằng ngày, đánh giá  cuối chủ đề, đánh giá cuối độ tuổi:
Chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo:
+ 250/250 trẻ được đánh giá theo các mục tiêu cuối độ tuổi.
+ Trẻ 3-4T đánh giá theo 84 mục tiêu: 79/83 trẻ đạt các mục tiêu đạt 95%
+ Trẻ 4-5T đánh giá theo 103 mục tiêu: 80/82 trẻ đạt các mục tiêu đạt 98%.
+ Trẻ 5-6T đánh giá theo 114 mục tiêu: 85/85 trẻ đạt các mục tiêu đạt 100%
+ 376/376 trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng việt. 
- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 85/85 đạt 100%.
 Chất lượng trẻ nhà trẻ:
+ Trẻ nhà trẻ được đánh giá tròn tháng: 80/80 đạt 100%
+ Trẻ nhà trẻ đạt các mục tiêu  118/ 126 đạt 93,6%
     + Thực hiện tốt chuyên môn, nội dung chương trình Giáo dục Mầm non 100%: Bé khỏe: 356/376 đạt 94,6%
   Bé ngoan: 366/376 đạt 97,3%
Bé chăm: 366/376 đạt 97,3%
Bé sạch: 362/376 đạt 96 %
Bé an toàn: 376/376 đạt 100%
+ Cơ sở vật chất: Tổng diện tích khuôn viên trường : 5217ha
+ Phòng học: 19
+ Cơ sở vật chất từng bước được kiên cố, đồ dùng đồ chơi và 1 số thiết bị xin trang thiết bị khá đảm bảo.
+ Thành tích: Đơn vị đã từng bước ổn định và đang phát triển vững chắc về mọi mặt, đã và đang có những định hướng cơ bản và được chính quyền địa phương quan tâm ủng hộ.
Nhiều năm trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất săc, Cờ đơn vị thi đua xuất, nhiều năm liền được UBND Tỉnh tặng bằng khen
          B. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục tiêu
 Giúp trẻ em phát triển hài hòa về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với đặc điểm của trường, lớp, đối tượng trẻ và hướng tới sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “ Chơi mà học, học bằng chơi”. Giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung phù hợp với trẻ, điều kiện của lớp…
II. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục, phương tiện hỗ trợ và đánh giá sự phát triển của trẻ
1. Yêu cầu về nội dung giáo dục MN
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ; chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ hiểu biết thông qua trải nghiệm, biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với mọi người xung quanh, có tính tự lập, tự tin, mạnh dạn và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục, đảm bảo phù hợp trong các hoạt động hằng ngày và phù hợp trong các chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục Giới, bình đẳng giới; một số kỹ năng phòng, tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ, bảo vệ môi trường, kêu cứu thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, tránh xa người lạ, biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ…
2. Yêu cầu về phương pháp giáo dục MN
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm, sinh lí; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trái nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Sử dụng hiệu quả bộ công cụ ELM thông qua các hoạt động ở trường mầm non. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng độ tuổi để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
3. Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ
- Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế của nhà trường. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
C. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
 Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 13 tháng đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ.
1. Phát triển thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ
Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi
Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể)
Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay
Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân
2. Phát triển nhận thức
Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh
Có sự nhạy cảm của các giác quan
Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản
Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc
3. Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ
Sử dụng lờ nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói
Hồn nhiên trong giao tiếp
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi
Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi
Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt
Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện…
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
 Chương trình giáo dục nhà trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học
1. Phát triển thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
Thực hiện được vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian
Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay
Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe
Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân
2. Phát triển nhận thức
Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định
Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau
Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu
Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán
3. Phát triển ngôn ngữ
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày
Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)
Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày
Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi
Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
Có ý thức về bản thân
Có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực
Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ
Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi
5. Phát triển thẩm mỹ
Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật
Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
 C. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Phân phối thời gian
Chương trình thiết kế 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày áp dụng cho các nhóm lớp. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt hằng ngày cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Thời gian nghỉ lễ hè, lễ, tết nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý ở các nhóm lớp nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nề nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ.
Nhóm trẻ 12-24 tháng
 
STT Mục tiêu Nội dung giáo dục Ghi chú
1. Lĩnh vực phát triển thể chất:
Trẻ 18 tháng tuổi : Cân nặng : Bé  trai: 7,7 - 12,0 kg, Bé gái: 7,0  - 11,5 kg
Chiều cao: Bé trai: 71,1 - 80,5cm,  Bé gái: 68,9 - 79,2 cm
Trẻ 24 tháng tuổi : Cân nặng : Bé trai: 9,75  - 15,4 kg, Bé gái 9,00 -14,9 kg
Chiều cao: Bé trai: 81,3 -  94,0 cm, Bé gái: 80,0- 92,6 cm
* Phát  triển vận động
* Trẻ thực hiện được động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp  
1  Trẻ bắt trước được một số động tác theo cô: Giơ cao tay, đưa về phía trước, sang ngang. - Hô hấp: Tập hít thở.
- Tay: Giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên.
- Chân: dang sang hai bên, ngồi xuống, đứng lên.
 
* Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu  
2 Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (Ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8-2 m.

 
- Tập đi, chạy:
+ Đi theo hướng thẳng.
+ Đi trong đường hẹp.
+ Đi bước qua vật cản.
+ Đi theo hiệu lệnh
+ Đi có mang vật trên tay
+ Tập bước lên, xuống bậc thang







 
3 Trẻ biết thực hiện phối hợp vận động tay – mắt: Biết lăn bắt bóng với cô.
 
- Tập tung, ném:
+ Ngồi lăn bóng.
+ Lăn – bắt bóng cùng cô
 





 
4 Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò, trườn, chui qua vòng, qua vật cản. - Tập bò, trườn:
+ Bò tới đích.
+ Trườn tới đích
+ Bò chui dưới dây
+ Bò chui qua gậy kê cao.
+ Trườn qua vật cản
+ Bò chui qua cổng



 
5 Trẻ thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném bóng, đá bóng: Ném bóng bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2 m; Đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5m. + Tung bóng qua dây
+ Ném bóng bằng 1 tay về phía trước
+  Ném bóng vào rổ
+ Đá bóng lăn xa lên trước
 
* Trẻ thực hiện được vận động cử động của bàn tay, ngón tay.
 
 
6  Trẻ nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.



 
- Nhặt cơm rơi vãi, co, duỗi ngón tay, đan ngón tay.
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật,  Đóng mở nắp có ren
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật.
 
 
7 Trẻ tháo lắp, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng dược 2 – 3 khối trụ. - Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.
- Vẽ các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay
- Tháo, lắp lồng hộp vuông, tròn
- Xếp chồng 2-3 khối trụ.
- Xếp chồng 4-5 khối.
 
  * Giáo dục dinh dưỡng và sức  khỏe
* Trẻ có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
 
8 Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau.

 
- Trẻ làm quen với chế độ cơm nát và các loại thức ăn khác nhau.
- Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, ăn thức ăn chín, uống chín.
 

 
9  Trẻ ngủ một giấc vào buổi trưa.
 Trẻ biết “Gọi” người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
- Trẻ làm quen chế độ ngủ 1 giấc.
- Trẻ tập một số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ “Gọi ” cô khi bị ướt, bị bẩn.
 
 
* Trẻ biết thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe  
10  Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ  của người lớn (Ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).

 
- Trẻ tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.
- Tập ngồi vào bàn ăn.
- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Trẻ tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.
- Trẻ làm quen với rửa tay, lau mặt.
 
 

* Trẻ nhận biết được và tránh một số nguy cơ không an toàn
 
11 Trẻ biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (Phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun…) khi được nhắc nhở.

 
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần (phích nước nóng,  bàn là, bếp đang đun..)  
12 Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế…) khi được nhắc nhở. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..)  
  2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
* Trẻ biết phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác để khám phá thế giới xung quanh.
13  Trẻ biết sờ nắn, nhìn, nghe…để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. - Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh
- Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.
- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh.
- Nếm  vị của một số quả thức ăn
- Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu.
- Ngửi mùi của một số hoa quả quen thuộc gần gũi
- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, các đồ vật, con vật, cây, hoa quả…
 
 
* Trẻ biết thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói
 
 


14
 Trẻ biết bắt chước những hành động đơn giản của nhũng người thân.



 
- Tham gia các trò chơi “Bế em”, “Gọi điện thoại”, “xây nhà”, “bác sỹ”, “Chơi nấu ăn”, “Bán hàng”, “Bác tài xế”...
- Hình ảnh của bản thân trong gương.
 
 


15
Trẻ biết chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi.
 
- Tên của bản thân.
-Tên của một số người thân gần gũi trong gia đình, nhóm lớp.
- Tên một số bộ phận của cơ thể: mắt mũi, miệng, tai, tay, chân.
 
 


16
Trẻ biết chỉ vào hoặc nói được tên một vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi.
 
-  Đồ chơi, đồ dùng của bản thân
- Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi, quen thuộc.
- Tên của phương tiện giao thông gần gũi.
- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật, hoa quả quen thuộc.
 
 


17
Trẻ biết chỉ/ lấy/ nói được tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, con vật quen thuộc theo yêu cầu của người lớn.
 
+ Màu đỏ, xanh
+ Kích thước to- nhỏ



 
 
18 Trẻ biết chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn. - Thực hiện theo yêu cầu của cô hoặc người lớn.  
  3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
                    * Nghe hiểu lời nói
19 Trẻ nghe các giọng nói khác nhau, thực hiện được các yêu cầu đơn giản: Đi đến đây; đi rửa tay…

 
Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản theo tranh.
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
 
 
20  Trẻ hiểu, dừng hành động khi được nhắc nhở
 
- Hiểu được từ “không”: dừng hành động khi nghe “Không được lấy!”; “Không được sờ”,.  


21
Trẻ trả lời được câu hỏi đơn giản: “Ai đây ?”: “Con gì đây ?”; “Cái gì đây ?”… - Trả lời các câu hỏi: “Ở đâu?”, “Con gì?”; “thế nào”,”Cái gì?”; “Làm gì?”
- Đặt các câu hỏi: Làm gì? Con gì đây? Cái gì đây? Ở đâu? Thế nào?
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.





 
              * Nghe nhắc lại các âm, các tiếng và các câu


22
Trẻ nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi…




 
- Phát âm các âm khác nhau
- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
- Trả lời và đặt câu hỏi: ”Con gì?”, ”Cái gì?”...
- Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh và nhắc lại theo yêu cầu của cô.
 
23 Trẻ đọc được tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc. - Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ.
- Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ
 
* Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp:
 

24
Trẻ nói được câu đơn 2-3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm…
 
- Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh và nói
 
 

25
Trẻ biết chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (cháu uống nước, cháu muốn…). - Thể hiện nhu cầu mong muốn của mình bằng 1 từ, câu đơn giản
 
 
  4. Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
           * Trẻ biểu lộ sự nhận thức về bản thân
26 Trẻ nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi). - Nhận biết tên gọi, hình ảnh của bản thân.
- Chỉ vào hình ảnh của trẻ trong gương và hỏi trẻ: Ai đây?
 
* Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi.
27  Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi. - Giao tiếp với cô và bạn với người thân.

 
 
28  Trẻ cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh. - Biểu lộ cảm xúc khác nhau với những người xung quanh.

 
 
29 Trẻ thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật. - Quan tâm đến đồ chơi, các vật nuôi  
* Thực hiện hành vi xã hội đơn giản.

30
 Trẻ biết chào tạm biệt khi được nhắc nhở.

 
- Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ ạ ”, “ dạ”.
 
 

31
Trẻ bắt trước được một vài hành vi xã hội (bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại …). - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi: Bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại, lái ô tô…

 
 
32  Trẻ biết làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn. -Thực hiện một số hành vi giao tiếp, như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”, “dạ”.  
* Trẻ biết thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ nặn, xếp hình, xem tranh.

33
Thích nghe hát và vận động theo nhạc ( dậm chân, lắc lư, vỗ tay,…).
 
- Nghe hát, nghe nhạc, nghe âm thanh các nhạc cụ.
- Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc: Giậm chân, lắc lư, vỗ tay...
 
 
34 Trẻ thích vẽ, xem tranh. - Tập cầm bút vẽ.
- Xem tranh.
 
Nhóm trẻ 25-36 tháng
 
  I. MỤC TIÊU, NỘI    
Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Thực hiện chủ đề
TT Mục tiêu
1.  Lĩnh vực phát triển thể chất
* Phát triển vận động
1 Thực hiện động tác phát triển các  nhóm cơ và hô hấp. 1->10
 




- Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, lưng/
bụng và chân.
 
 
 
 
 
 
 
 
Hô hấp: tập hít vào thở ra
 - Tay:
 + 2 tay giơ lên cao, hạ xuống
 + 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống.
 + tay đưa về phía trước  đưa sang ngang
 + tay đưa  sau kết hợp với lắc bàn tay
 - Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước
 + Nghiêng người sang 2 bên
 + Vặn người sang 2 bên
 - Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi
từng chân.
Thực hiện các vận động cơ bản  và phát triển tố chất vận động ban đầu
2 Trẻ biết giữ được thăng bằng  trongvận động đi/ chạy thay đổi tốc độ
  nhanh - chậm theo cô hoặc đi có
bê vật trên tay.
 
 
 
 
 
 - Đi trong đường hẹp                  1,2,4,5,6,7,9,10
 - Đi có mang vật trên tay
 - Đi trong đường ngoằn ngoèo
 - Đi bước vào các ô:
 - Đi bước qua gậy kê cao
 - Bước lên xuống bục cao 15cm
 - Bước lên xuống bậc có vịn
 - Chạy theo hướng thẳng.     
3 Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay - mắt, tung - bắt bóng với cô khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1 - 1,2m
 
 
- Tung- bắt bóng cùng cô. 1,3,5,6,8,9
 - Ngồi lăn bóng
 - Tung bóng bằng 2 tay
 - Ném bóng vào đích
 - Lăn bóng bằng hai tay vào đích
  - Tung bóng qua dây
4   Trẻ phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.
                           
 
 
 
 
 
 
 - Bò theo hướng thẳng 1,2.3,4,5,6,7,8,9
 - Bò thẳng hướng và có vật  trên lưng.
  - Bò chui qua cổng.
 - Bò qua vật cản.
 - Bò trong đường hẹp
 - Bò theo đường ngoằn ngoèo
 - Bò bằng hai bàn tay và hai bàn chân
 - Trườn chui qua cổng
 - Trườn qua vật cản 
5  



Trẻ biết thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động  ném,  đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay( tối  thiểu 1,5m).
 
 
 
 
 
 
 - Ném bóng về phía trước. 2->10
 - Ném xa bằng 1 tay .
 - Ném bóng bằng 2 tay
 - Nhún bật về phía trước
 -  Nhún bật tại chỗ.
 - Bật xa bằng hai chân
 - Bật qua vạch kẻ
 - Bật qua các vòng
 - Bật qua vật cản
 - Đá bóng về phía trước
 Thực hiện các vận động cử động của bàn tay, ngón tay.
6  


Trẻ vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện "múa khéo" 
 


- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót , nhào, khuấy, đảo, vò xé


 
1,2,4,6,8
7 Trẻ phối hợp được cử động bàn tay ngón tay và phối hợp tay - mắt trong các hoạt động: nhào đất  nặn; vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi  đeo cổ.
 
 
 
 
 - Đóng cọc bàn gỗ.
 - Nhón nhặt đồ vật:
 - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc
dây.
  - Chắp ghép hình, chồng, xếp 6-8
khối (Xếp đường đi, xếp tháp)
 - Tập cầm bút tô vẽ
 - Lật mở trang sách
1->10
*  Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
 Có một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
8 - Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
*Trẻ 24 tháng tuổi
 + Trẻ trai: Cân nặng: 9,7 - 15,3 Kg
Chiều cao: 81,7 - 93,9cm
 + Trẻ gái: Cân nặng: 9,1- 14,8 Kg
Chiều cao: 80,2 - 92,9cm
*Trẻ 36 tháng tuổi
+ Trẻ trai: Cân nặng: 11,3 - 18,3 Kg
Chiều cao: 88,7 - 103,5cm
 + Trẻ gái: Cân nặng: 10,8 - 18,1 Kg
 Chiều cao: 87,4 - 102,7cm
 - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5,7,10

















 
9 Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác  được các loại thức ăn khác nhau
 
 - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau
 - Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống.
1,2,3,4,6,7



 
10  Trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa - Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa 1->10
11  
Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định
 
 
 
 
 
 - Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu  ăn ngủ, vệ sinh
2,4,6,10
 - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín  rửa tay trước khi ăn, rửa mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn vứt
  vứt rác đúng nơi quy  định.
Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe
12 Trẻ làm được một số việc với sự gúp
 đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ
 vệ sinh...)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Tập tự phục vụ:
+ Xúc cơm, uống nước.
 + Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần
 áo khi bị bẩn, bị ướt.
 + Chuẩn bị chỗ ngủ
  - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn
ngủ vệ sinh.
 - Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay
 lau mặt
 - Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần
 áo khi bị bẩn, bị ướt.
1-> 10
13

Trẻ chấp nhận: đội mũ khi ra nắng đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh
 


Đội mũ khi đi ra nắng, đi giày dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh
 
1,2,3,6,9
14  Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
 Trẻ biết tránh một số vật dụng nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở  - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm,
những nơi nguy hiểm  không được phép sờ
 vào hoặc đến gần.
1,2,3,6,9
15 Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, khi được nhắc nhở. -Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
 
 
 
1,2,3,6,8
 
 
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
16 Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan  





 Trẻ sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
 
 
 
 
 
 
 
 - Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn ngửi…đồ vật, hoa quả để nhận biết được đặc điểm nổi bật.
 -  Sờ nắn đồ vật đồ chơi để nhận biết cứng,mềm, trơn ( nhẵn) - xù xì
 - Nếm vị của một số thức ăn, qủa (ngọt - mặn - chua)
1-> 10
Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật hiện tượng gần gũi.
 
 
 
17
 
 Trẻ chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng đồ  chơi quen thuộc.  - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
 
 
 
1,2,3,8, 10
18


Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi
 
 
 
 
 - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.

 - Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp (cô giáo, các bạn...)

 
1,3,4,10
19 Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi  - Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân


 
1
20

 
 




Trẻ nói được tên và một vài đặc điểmnổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.



 
 
 
 - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp .
 - Tên gọi và đặc điểm nổi bật của các loại hoa quả, các loại hoa quen thuộc
 - Tên gọi và đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc.
Tên gọi và đặc điểm nổi bật, công dụng của các PTGT gần gũi.




 
1,2,5,6,7,8





 
21  Trẻ chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng xanh theo yêu cầu   - Màu đỏ, vàng, xanh.
 
 
2,3,6,7,10
22
 
 
Trẻ chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/ nhỏ theo yêu cầu  
 - Kích thước to - nhỏ.
 
2
23  Trẻ chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có dạng hình tròn - hình vuông theo yêu  cầu  
 - Hình tròn, hình vuông
 
2
24
 


Biết sử dụng lời nói và hành động chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân trẻ
 


 


 - Vị trí trong không gian (trên - dưới,  trước - sau) so với  bản thân trẻ.
 - Số lượng một - nhiều.
 
3,4,8
25 Trẻ kể tên được một số ngày lễ hội, ngày khai giảng, ngày tết trung thu, thu, ngày 20/11, ngày tết nguyênđán, ngày ngày quốc tế 8/3, ngày sinh nhật bác….qua trò chuyện tranh
ảnh
 - Tên, ý nghĩa một số ngày lễ hội trong năm học (Tết trung thu, ngày 20/11, ngày tết nguyên đán, ngày ngày quốc tế 8/3, ngày sinh nhật bác)
 
 
1, 4,6,7,10
26 Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, ngày, đêm….
 
 
 - Một số dấu hiệu nổi bật các hiện tượng:nắng, mưa, ngày, đêm…
 - Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây.
 
 
 
 
 
2,3,6,8,9
27 Trẻ biết một số hiện tượng đám cháy xảy ra và cách phòng tránh.
 
 
 - Một số dấu hiệu nổi bật các hiện tượng đám cháy….
 - Thực hiện một số quy định đơn giản khi có đám cháy xảy ra.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu lời nói
 
28
Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3hành động (VD: Cháu cất đồ đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay) 
 
 
 - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.
  - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vậthành động quen thuộc
 
1,2,3,7.9
29    Trẻ trả lời các câu hỏi : “Ai đây?”Cái gì đây? Làm gì? Thế nào?
VD: Con gà gáy thế nào?
  - Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? ở đâu? như thế nào?
 
1->10
30   Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn  đơn  giản: trả lời được các câu hỏi về têntruyện, tên, hành động các nhân  vật
 
 - Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
 - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật,
 hành động gần gũi trong tranh.
 
1->10
  Nghe, nhắc lại các âm, các  tiếng và các câu
31 Trẻ phát âm rõ tiếng. 
 
 
 - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều có gợi ý
 
1->10
32 Trẻ đọc  được bài thơ, ca dao, đồng dao đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
Trẻ đọc  được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
 - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn
 - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.
 
 
1->10
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
33  Trẻ nói được câu đơn, câu có 5 -7 tiếng, có các từ thông dụng, chỉ sự vật hoạt đông, đặc điểm quen thuộc
 
 
  - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật gần gũi trong tranh
 
 
 
3,5,6,7,9
34  Trẻ sử dụng lời nói với các mục
đích khác nhau
 -  Chào hỏi, trò chuyện
 - Bày tỏ nhu cầu của bản thân
 - Hỏi về các vấn đề quan tâm như
 Con gì đây?; "Cái gì đây?"
 
 - Thể hiện nhu cầu, mong muốn  và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
 - Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì, tại sao?
 
 
 
       1->10



 
35 Trẻ nói to đủ nghe, lễ phép
 
 - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. 3,4,7,8,10
 
36 Hình thành và phát triển khả năng nghe nói tiếng việt có sự hướng dẫn của cô giáo
 
Trẻ nghe và nói được các từ, câu đơn, câu có 5-7 tiếng tiếng viêt chỉ con vật, đồ vật, sự vật, hoa quả, hoạt động, đặc điểm...trong giao tiếp.       

           1->10
4. Lĩnh vực phát triển TC& KNXH và TM
Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
37  Trẻ nói được một vài thông tin
về mình (tên, tuổi)
 -  Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. 1, 3,6,10
 
38 Trẻ biết thể hiện điều mình thích và không thích.
 
 - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
 
 
      1,2,8,10
 
Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi.
39  Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. Giao tiếp với những người xung quanh. 1,3,4,6,10
   
40  Trẻ nhận biết được trạng thái cảm  xúc vui, buồn, sợ hãi. Nhận biết  và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. 1,8
 
41  Trẻ biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử  chỉ.  - Thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui,buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. 1,2,4,5,9
 
42
 
Trẻ biểu lộ sự thân thiện với một số số con vật quen thuộc /gần gũi, bắt  chước tiếng kêu gọi.
 
 - Quan tâm đến các vật nuôi, bắt chước tiếng gà gáy, tiếng con vịt  kêu, thích chơi  những trò chơi tạo dáng các con vật  
5
 
 
 Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
43 Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ
 
 
 - Trẻ thực hiện hành vi văn hóa và giao giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ dạ, vâng ạ, chơi cạnh bạn, không cấu bạn 1->10
44 Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi đơn giản qua trò chơi trò chơi giả bộ (trò chơibế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại..)  - Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi thể hiện
 hành vi xã hội của trẻ.
 
 
 
 
1,2, 3,6,10
 
 
 
45 . Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác.  -  Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn không tranh giành đồ chơi với bạn. 1,2,4,9,10
 
46  - Trẻ thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
 
 
 - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp: Xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định  
       1->10
 
 
Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc, tô màu, vẽ, nặn,  xếp hình, xem tranh
 
47
 
 
 
Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài  hat, bản nhạc  quen thuộc.
 
 
 -  Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc
 - Nghe hát, nghe nhac với các giai điệu
khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ
1->10
48 Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xé,  xếp hình xem tranh, cầm bút di màu,  vẽ nguệch ngoạc…
 
Vẽ các đường nét khác nhau, di màu nặn, xé, vò, xếp hình
 -  Xem tranh truyện, tranh các chủ đề và tranh các ngày lễ hội
1->10
49 Bước đấu tham gia bảo vệ môi
trường.
 -  Vứt rác đúng nơi quy định.
 

1->10
 
               

LỚP MẪU GIÁO GHÉP  3 - 4 TUỔI
 
TT Độ tuổi Mục Tiêu Nội Dung Chủ đề thực hiện
Chung Riêng  
1. Lĩnh vực phát triển thể chất

1

3
Trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi


 



 
Cân nặng: Bé trai: 12,7 – 21,2 kg
Bé gái: 12,3-21,5 kg
Chiều cao: Bé trai: 94,9-111,7cm
Bé gái : 94,1-111,3 cm
    

       9
 

2
 

4
 
Cân nặng: Bé trai: 14,1 – 24,2 kg
 Bé gái: 13,7 – 24,9 Kg
Chiều cao: Bé trai:100,7-119,2cm
Bé gái : 99,9 -118,9 cm
 
a) Phát triển vận động
3 3 Trẻ biết thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. - Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay:   tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (Kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay)
- Co và duỗi tay (bắt chéo 2 tay trước ngực; vỗ 2 tay vào nhau
(Phía trước, phía sau, trên đầu).
 Lưng , Bụng, Lườn.
- Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
- Quay sang trái, sang phải
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
 Chân
- Ngồi xổm, đứng lên.
- Bật tại chỗ. 
- Bước lên phía trước, bước sang ngang.
- Co duỗi chân.

1...9
4
 
4
 
Trẻ biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh









 
- Nhún chân.
- Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.


1...9
5 3 Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Biết đi hết đoạn đường hẹp (3m x 0,2m).
- Biết đi kiễng gót liên tục 3m.
  - Đi kiễng gót
- Đi trong đường hẹp.                                                   

1,4


6

 
4 Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Biết bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Biết đi  bước lùi liên tiếp khoảng 3m
- Đi bằng gót chân
- Đi khuỵu gối,
- Đi lùi.
- Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Đi trên ghế thể dục
 
1,3,4,5,7




 


7
3
 
- Trẻ kiểm soát được vận động:
 - Biết đi/chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
- Biết chạy liên tục trong đường
dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài.
- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; tốc độ hướng dích dắc ( đổi hướng) theo vật chuẩn
 

 
 

2,5,6,7,9,8
8 4 Trẻ biết  kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi  hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn  (4-5 vật chuẩn đặt dích dắc).
 
9 3 Trẻ biết phối hợp tay -mắt trong vận động:
- Biết tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m).
- Biết tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).
- Chuyền, bắt bóng (hai bên hàng ngang, hàng dọc, qua đầu, qua chân).
- Ném trúng đích bằng 1 tay
- Bật (liên tục) về phía trước.
- Bật xa (20- 25cm, 35- 40cm)
- Trườn về phía trước,( trườn theo hướng thẳng,)
 
- Tung bắt bóng với cô
- Đập và bắt bóng với cô
- Lăn bóng với cô

 
1....9
 
10 4 Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động:
- Biết tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).
- Biết ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).
- Biết tự đập bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.
- Tung bắt bóng với người đối diện
- Đập và bắt bóng tại chỗ.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
 
2,4,7




 
11 3 Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Trẻ có thể chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng. 
- Biết ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).
- Biết bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài
- Ném chúng đích ngang bằng 1, (2 tay)
- Bò chui qua cổng
Ném xa bằng 1tay, 2 tay
- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc
- Bước lên xuống bục (cao 30cm)
- Bò trong đường hẹp (3m x0,4m)
- Bật tại chỗ
 
1.....9


 
12 4 Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Biết chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây.
- Biết ném trúng đích ngang (xa 2 m).
- Biết bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
- Chạy 15m trong khoảng 10 giây
- Bò bằng bàn tay bàn chân (3-4 m)
- Chạy chậm 60-80 cm.
- Bò dích dắc qua 5 điểm.
 - Bò chui qua ống dài (1,2x 0,6m)
 - Trèo qua ghế dài 1,5x 30cm
 - Trèo lên xuống 5 gióng thang
 - Bật nhảy từ trên cao xuống 30-35 cm.
- Bật tách khép chân qua 5 ô
- Bật qua vật cản cao 10-15 cm.
- Nhảy lò cò 3 m
1,3,4,5,6,7,8,9
13 3 Trẻ có thể thực hiện được các vận động:
- Biết xoay tròn cổ tay.
- Biết gập, đan ngón tay vào nhau
  - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan, tết.




1,5,7,9
14 4 Trẻ thực hiện được các vận động:
- Biết cuộn - xoay tròn cổ tay.
- Biết gập, mở, các ngón tay.
  - Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuôt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối....
- Gập giấy.
15 3 Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động.
- Trẻ vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Trẻ cắt thẳng được một đoạn 10cm.
- Trẻ xếp chồng 8-10 khối không đổ.
- Trẻ tự cài, cởi cúc.
- Cài, cởi cúc
 
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Xé dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút.
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
- Trẻ cắt thẳng được một đoạn 10cm.
- Trẻ tự cài, cởi cúc.
1,2,3,4,5,7,8,9
16 4 Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
- Biết vẽ hình người, nhà, cây
- Biết cắt thành thạo theo đường thẳng.
- Biết xây dựng lắp ráp với 10-12 khối.
- Biết tết sợi đôi.
- Biết tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
-  Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng
-  Tô, vẽ hình
- Xâu, buộc dây.
- Biết tết sợi đôi.
- Biết tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe


17


3
Trẻ biết nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...).   - Nhận biết một số thực phẩm thông thường và quen thuộc



         2
18
4
Biết một số thực phẩm
- Trẻ biết thịt, cá, ...có nhiều chất đạm.
- Trẻ biết rau, quả chín có nhiều vitamin.
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (Trên tháp dinh dưỡng)

19

3
Biết tên một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau…   - Một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau… 2,3


20


4
Trẻ biết nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...   -  Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
-  Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.

21

3
Biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. -  Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
-  Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
  2


22


4
Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.



23



3
Trẻ biết thực hiện một số  việc  đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
- Biết rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Biết tháo tất, cởi quần, áo....

- Làm quen (tập) với cách đáng răng, lau mặt.
- Tập, (rèn luyện) thao tác rửa tay bằng xà phòng
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Trẻ biết tháo tất, cởi quần, áo....



1,2,3,9



24



4
Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:
- Biết tự  rửa tay bằng xà phòng. Tự  lau mặt, đánh răng.
- Biết tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
25 3 Biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.   - Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. 3

26

4
Biết tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. - Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.


27


3
Trẻ biết có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đã đun sôi... - Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
 


 


4




28




4
Biết có một số hành vi tốt trong ăn uống:
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kỹ.
- Biết chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Không uống nước lã.
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kỹ.
- Trẻ chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Không uống nước lã.



29



3
Biết có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Biết chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu.
- Nhận biết, lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm,cách phòng tránh đơn giản.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu.




2






30






4
Biết có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Biết vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định.
`- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
2


31


3
Biết nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...) khi được nhắc nhở - Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng, (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng, vật sắc nhọn...) khi được nhắc nhở







 



1, 3



32



4
Biết nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...là nguy hiểm không  đến gần. Biết các vật sắc nhọn. không nên nghịch.


33


3
- Biết tránh nơi nguy hiểm (Hồ ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi...) khi được nhắc nhở. - Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn đến tính mạng như: Hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm, không được chơi gần.   8


34


4
- Biết nhận ra những nơi như: Hồ, ao, mương nước,suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm, không được chơi gần.





35





3
Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
- Biết không tự lấy thuốc uống.
- Biết không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Biết không nghịch các vật sắc nhọn.
- Biết không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp.
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
 
 
- Không tự lấy thuốc uống.
- Không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Không nghịch các vật sắc nhọn.
- Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp












1





36





4
Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
`- Biết không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ... không uống rượu bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
- Biết không được ra khỏi trường khi không được phép của  cô giáo.
- Nhận biết không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ... không uống rượu bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
- Nhận biết không được ra khỏi trường khi không được phép của  cô giáo.







37







4
Biết nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khấn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết.
  - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
- Gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khấn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đinh, số điện thoại người thân khi cần thiết.
1, 2,3
38 3 - Trẻ có kĩ năng ứng phó phù hợp khi có thiên tai: mưa bão ở trong nhà, làm theo lời người lớn,… - Khu vực an toàn của trường học/ nơi lánh nạn khi có thiên tai.
- Khu vực an toàn/ nơi sơ tán gần trường học nhất.
- Hoạt động phòng, chống thiên tai của gia đình
  8
39 4 - Trẻ có kĩ năng ứng phó phù hợp trước, trong và sau thiên tai
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
a. Khám phá khoa học.
40 3 -   Biết quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng - Chức năng của các giác quan, các bộ phận khác của cơ thể.
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa: Sự thay đổi bất thường về thời tiết của mùa xuân: Đang nóng thì chuyển sang lạnh, nhiệt độ tăng giảm đột ngột và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.
- Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ 2,8
41 4 - Biết quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi  của sự vật, hiện tượng: “Vì sao cây lại héo, vì sao lá cây bị ướt. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
- Một số đặc điểm tính chất của nước.
 
42 3 -  Biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng; nhìn, nghe, ngửi, sờ...để nhận ra đặc điểm  nổi bật của đối tượng. - Đặc điểm nổi bật, bên ngoài của con vật, cây, hoa quả, gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
+ Ích lợi của thực vật đối với phòng chống thiên tai: giữ nước chống sạt lở đất, điều hòa không khí bảo vệ môi trường.
- Cách chăm sóc và  bảo vệ con vật, cây gần gũi
- Dấu hiệu đặc trưng của từng loại thiên tai
+ Sạt lở đất: Đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
+ Lũ: là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt qua mức bình thường.
+ Mưa đá: Mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất....
- Mối liên hệ đơn giản  giữa con vật, cây quen thuộc với MT sống của chúng. 5,6,8
43 4 - Biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm  đối tượng hiểu đặc điểm của - So sánh sự giống và khác nhau của ( hai)  con vật, cây, hoa, quả..
- Phân loại cây, hoa quả theo 1 -2 dấu hiệu
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với MT sống.
44 3 - Biết làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng VD: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm - Ích lợi  của nước đối với đời sống con người, con vật, cây.
- Một vài đặc điểm tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng nhày

     8
45 4 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: pha màu,  đường, muối và nước, dự đoán và quan sát, so sánh - Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.



46



3
- Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau, có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng - Tên,  đặc điểm, công dụng của một số phương tiện  giao thông quen thuộc.
  • Ảnh hưởng của thiên tai đối với các hoạt động phương tiện giao thông: gây ách tắc giao thông, hỏng công trình đường bộ cầu cống, hỏng các phương tiện giao thông.
- Ảnh hưởng của các PTGT đối với môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, gây nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
  7,8
47     4 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau:  xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện - Phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
 
48 3 - Biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật - Đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
 
 
1,3
49 4 - Biết phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu - So sánh sự khác và giống nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi
-  Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu
- Một số mối liên hệ đơn giản đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
50   3 - Biết nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.   - Hiện tượng nắng, mưa nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
- Thiên tai gây ách tắc giao thông, hỏng công trình đường bộ cầu cống, hỏng các phương tiện giao thông.
8
51   4 - Biết nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: Cho thêm đường, muối vào thì nước ngọt, mặn hơn đường, muối nên nước ngọt, mặn hơn   - Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
- Chặt phá rừng gây ra hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất...ảnh hưởng đến đời sống của con người và động thực vật
52 3 - Biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được Qsát với sự gợi mở của cô giáo   - Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày.
8
53
 
4 - Biết nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.   - Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
- Không khí các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
54 4 - Biết sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản: VD: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn   - Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. VD: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn

7
55 3 - Trẻ nhận biết, gọi tên và cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai hay xảy ra ở địa phương. - Bão, lũ, sạt lở đất, giông, sấm sét, mưa đá, động đất...
- Động đất ra chỗ đất trống
- Sấm sét: Tránh xa cây to, cột điện, đỉnh núi hoặc người cầm cuốc xẻng/các vật dụng kim loại
  8
56 4 - Trẻ nhận biết, cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam
57 4 - Trẻ biết xác định các dấu hiệu đặc trưng của từng loại thiên tai thông qua quan sát sự vật, hiện tượng, sinh hoạt của con người.
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
58

3
- Biết quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng   - Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng 1...4
59

4
- Biết quan tâm đến chữ số, số lượng như: thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi “bao nhiêu, là số mấy?”   - Trẻ quan tâm đến chữ số, số lượng như: thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi “bao nhiêu, là số mấy?” 1...4
60
3
- Biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5- 10 và đếm theo khả năng. - Một và nhiều 1

61

4
- Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.   1,2,3,4,5,7,8,9
62

3
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong pvi 5 bằng các cách khác nhau và nói được từ; bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn   - Trẻ biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong pvi 5 bằng các cách khác nhau và nói được từ; bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn 1...5
63

4
Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn ít hơn.   - Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn ít hơn. 1,2,3,4,5,7,8,9
64 3 Biết gộp hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong PV 5. Gộp hai nhóm có đối tượng và đếm.  

2,3,4
65 4 Biết gộp hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong PV 5 đếm và nói kết quả
66
3
- Biết tách 1 nhóm đối tượng  có SL trong phạm vi 5 - Tách 1 nhóm đối tượng  thành các nhóm nhỏ hơn
-  Gộp 2 nhóm có SL và đếm
 
2,3,4
67

4
 
- Biết tách 1 nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn
68
3
- Biết nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại - So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
- Xếp tương ứng 1 - 1
 
   5, 6,7
69
4
-  Biết nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại.
70

3
- Biết so sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ:  to hơn, nhỏ hơn , dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn, bằng nhau    - So sánh 2 đối tượng về kích thước
- Xếp xen kẽ ( Kế hoạch tuần ko thấy có
 

5,6,7
71
4
- Biết sử dụng được dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh   - Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.
 - Đo dung tích bằng một đơn vị đo.


5,8
72

3
- Biết nhận dạng và gọi tên các hình; hình tròn, vuông, tam giác, CN   - Nhận biết, gọi tên các hình; hình vuông, tam giác, tròn, CN và nhận dạng các hình đó trong thực tế
- Sử dụng các hình học để chắp ghép
3,4
73

4
- Biết chỉ ra các điểm giống nhau giữa hai hình  tròn và tam giác, vuông và chữ nhật
 
  - So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật   
74

3
- Biết sử dụng lời nói  và hành động  chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân   - Nhận biết tay phải - tay;  phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau, trái của bản thân


1,3, 4
75

4

 
- Biết sử dụng  lời nói và
hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác
  - Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác ( phía trước – phía sau; phía trên- phía dưới; phía phải phía trái
76
4
- Biết mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự, thời gian trong ngày   - Nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối. 8
77
4
 - Biết sử dụng các số từ 1 - 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.   - Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5 1...4
78

4
- Biết nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày   - Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dung trong cuộc sống hằng ngày( số nhà, biển số xe...)
3,7
79
4
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản   -  Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu 4,7
c. Khám phá xã hội
80
3
- Biết nói tên tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, nói chuyên.   - Tên, tuổi, giới tính của bản thân 2
81
4
- Biết nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện   - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài và sở thích của bản thân
82
3
- Biết nói tên của bố mẹ và các  thành viên trong gia đình   - Tên tuổi của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình 3
83

4
- Biết nói họ tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình   - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu gia đình, địa chỉ gia đình
84 3 - Biết được địa chỉ của gia đình khi được hỏi  trò chuyện,  xem ảnh  về gia đình   - Trẻ nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi  trò chuyện,  xem ảnh  về gia đình.
85 4 - Biết nói địa chỉ của gia đình( số nhà, đường phố, thôn, xóm) khi được hỏi trò chuyên   - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu gia đình, địa chỉ gia đình
86
3
- Biết nói trên trường/ lớp, cô giáo, bạn , đồ dùng, đồ chơi trong lớp khi được hỏi trò chuyện   - Tên lớp MG, tên công việc của cô giáo
- Tên các bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.

1
87
4
- Biết nói được tên và địa chỉ của trượng / lớp khi được hỏi và trò chuyên   - Tên, địa chỉ của trường, lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

88

3
- Biết kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề  xây dựng... khi được hỏi, xem tranh - Tôn trọng, yêu quý những người làm công tác phòng, chống thiên tai. - Gọi tên, sản phẩm và ích lợi  của một số nghề phổ biến 4
89
4
- Biết kể tên công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi...của một số nghề khi khi được hỏi, trò chuyện - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
 
90 3  - Biết kể tên một số lễ hội; Ngày khai giảng, trung thu, qua trò chuyện, tranh ảnh
 
  - Trẻ nói được tên một số lễ hội; Ngày khai giảng, trung thu, qua trò chuyện, tranh ảnh
 
1,3,5,9
 
91 4 - Biết kể được tên và nói được  đặc điểm của mốt số ngày lễ hội   - Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước.
92 3 - Biết kể được tên một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương.   - Cờ tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam tháng cảnh, ngày lễ hội của địa phương 9
93 4 Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương - Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội và địa phương
94

4
- Biết nói được tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi trò chuyện   - Nói được tên , công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi trò chuyện 1
95
4
Biết nói được họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện   - Họ tên và đặc điểm của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường/ lớp 1
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
a. Nghe hiểu lời nói
96 3 Biết thực hiện được yêu cầu đơn giản. Ví dụ: Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ. Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản, (2-3 yêu cầu)  
1,3,6
97 4 Biết thực hiện được 2- 3 yêu cầu liên tiếp. Ví dụ: "Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng".
98 3 Biết hiểu được nghĩa các từ khái quát gần gũi quần áo, đồ chơi, hoa quả... Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
- Nghe lời nói giao tiếp hằng ngày.
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
 
2,4,5
99 4 Biết hiểu từ khái quát: Rau quả, con vật, đồ gỗ... - Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
100 3 Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, phù hợp với độ tuổi
  1….9
101 4 Biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
b. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
102 3 Biết nói rõ các tiếng.   - Phát âm các từ tiếng việt.
1…9
103 4 Biết nói rõ để người nghe có thể hiểu được.   - Phát âm rõ các từ tiếng việt có chứa âm khó cho trẻ dân tộc thiểu số
104 3 Biết sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... Trả lời và đặt các câu hỏi:  “ Ai?”;
“Cái gì?”; “ Ở đâu?”; “ Khi nào?” “Để làm gì”.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hàng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
  5
105 4 Biết sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ...
106 3 Biết sử đụng được câu đơn, câu ghép. Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng, câu ghép.   1….9
107 4 Biết sử dụng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.
108 3 Biết kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: Thăm ông bà, đi chơi, xem phim ... Kể lại sự việc, có nhiều tình tiết.   7

109
4 Biết kể lại sự việc theo trình tự.
110 3 Biết đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao Đọc thơ ,ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.   1…. 9
111 4 Biết đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao
112 3 Biết kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.   - Kể lại một vài tình tiết của truyện  đã được nghe. 1…9
113 4 Biết kể chuyện có mở đầu, kết thúc.   - Kể lại truyện đã được nghe.
114 3 Biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.   - Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên 9
115 4 Biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.   - Đóng kịch
116 3 Biết sử dụng các từ: “ Vâng ạ”; “ Dạ”; “Thưa” ... trong giao tiếp. Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.   1,3
117 4 Biết sử dụng các từ như: Mời cô, mời bạn, Cảm ơn, xin lỗi...trong giao tiếp.
118 3 Biết nói đủ nghe, không nói lí nhí. Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu  cầu, hoàn cảnh giao tiếp

 
2
119 4 Biết điểu chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.
c. Làm quen với đọc- viết
120 3 - Biết đề nghị người khác đọc sách cho trẻ nghe, tự giở sách xem tranh. Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau - Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “Đọc ” truyện.
- Giữ  gìn sách.
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện
1..9
121 4 - Biết chọn sách để xem.  
122 3 Biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.   Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ. 1…9
123 4 Biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.   Mô tả sự vật hiện tượng, tranh ảnh.
124 3 Biết thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoạc.
 
Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt.
Hướng đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ các dấu
- Làm quen với sử dụng sách bút.
  1…9
125 4 Biết sử dụng ký hiệu để
(viết): tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng...
- Nhận dạng một số chữ cái
- Tập tô, tập đồ các nét chữ
126
4
- Biết nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống:  nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm...   - Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống ( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ...) 1,3,7
127 4 Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. (Đọc) sách theo tranh minh họa( đọc vẹt)   - Phân biệt phần mở đầu kết  thúc của sách.
“Đọc” truyện qua các tranh vẽ. Giữ gìn, bảo vệ sách
1…9

4. Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
  a. Phát triển tình cảm
Thể hiện ý thức về bản thân
128 3 - Biết nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân - Tên, tuổi, giới tính   2,3
129 4 - Biết  nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ.
130 3 - Trẻ biết nói được điều bé thích, không thích.   - Những điều bé thích, không thích 2
131 4 - Trẻ biết nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được - Sở thích, khả năng của bản thân
  * Thể  hiện sự tự tin, tự lực
132 3 - Trẻ biết mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi   - Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi 1,4
133 4 - Trẻ biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
134 3 - Trẻ biết cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (Chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…)   - Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (Chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…) 6
135 4 - Trẻ biết cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi) - Cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi)
  * Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
136 3 - Trẻ biết nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh. - Nhận biết một số cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói,
( tranh ảnh)
  2, 5, 8
137 4 - Trẻ biết nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh.
138 3 - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận   - Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động 1,3,7  
139 4 - Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.   - Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình
 
140 3 - Trẻ biết nhận ra hình ảnh Bác Hồ - Kính yêu Bác Hồ
- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi.
Nhận ra hình ảnh Bác Hồ (Lăng Bác Hồ)
  9
141 4 - Trẻ biết nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.
142 3 - Trẻ biết thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ   - Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ

9
143 4 - Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.   - Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
144 4 - Trẻ biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước   - Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
5, 9
b. Phát triển kĩ năng xã hội
  * Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
145 3 - Trẻ biết thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ - Phân biệt hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu” - Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.
- Tiết kiệm điện, nước
1,3,7
146 4 - Trẻ biết thực hiện được  một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi qui định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông, bà, bố, mẹ - Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
147 3 - Trẻ biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở…   - Cử chỉ lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).
1,5,7



 
148 4 - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.   - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
149      3 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói - Chú ý nghe khi cô,
bạn nói
  4,6
150      4 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói
151      3 - Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ - Chờ đến lượt (hợp tác)
- Chia sẻ cảm thông với bạn vùng thiên tai.
- Chơi hòa thuận với bạn
 
1
152      4 - Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở Quan tâm, giúp đỡ bạn
 
153      4 - Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…)   - Trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…) 1,3,5,6
*Quan tâm đến môi trường
154 3 - Trẻ biết thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây - Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối   4,5
155 4 - Trẻ biết thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc
156 3 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định - Giữ gìn vệ sinh môi trường             8
157 4 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
158 4 - Trẻ biết không bẻ cành, bứt hoa   - Biết không bẻ cành, bứt hoa 5
159 4 - Trẻ biết không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng   - Tiết kiệm điện nước

 
8
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
a.  Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình)
160 3 - Biết vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh  gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuốc sống và tác phẩm nghệ thuật   1...9


161


4
- Biết vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng
162 3 - Biết chú ý nghe, thích  được (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện   - Nghe các bài hát hát, bản nhạc ( nhạc thiếu nhi, dân ca)


 
1...9


163


4
- Biết chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện   .- Nghe và nhận ra các thể loại nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca)


164


3
- Biết vui sướng, chỉ sờ, ngắm ngía và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp  nổi  bật về màu sắc  hình của các tác phẩm tạo hình    - Sử dụng các nguyên vật liệu  tạo hình để tạo ra  các sản phẩm


    5,6


165


4
- Biết thích  thú, ngắm ngía chỉ sờ và sử dụng các từ gợi cảm  nói lên cảm xúc của mình  về màu sắc hình dáng  của các tác phẩm tạo hình     - Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm 6
b. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe hát, vận động theo nhạc)  và hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)

166
   
3
- Biết hát tự nhiên, hát được theo giai điệu các bài hát quen thuộc   - Hát đúng giai điệu bài ca bài hát 1...9


167
   

4
- Biết hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái  của bài hát qua giọng hát, nét mặt điệu bộ  - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc tình cảm của bài hát


168


3
- Biết vận động nhịp nhàng theo  nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp,( tiết tấu, múa)    - Vận động đơn giản  theo nhịp điệu  của các bài hát bản nhạc
 
1....9

169

4
- Biết vận động nhịp nhàng theo  nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, (tiết  tấu, múa   - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc

170

3
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm theo sự gợi ý    -  Sử dụng các dụng cụ gõ đệm  theo phách nhịp 1....9

171

4
- Biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm    -  Lựa chọn dụng cụ nguyên vật liệu  để tạo ra sản phẩm  theo ý thích

172

3
- Biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang  tạo ra bức tranh đơn giản.     - Sử dụng  một số  kỹ năng  vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản 1,2,3, 4,5,6,7,9

173

4
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục   - Sử dụng  các kỹ năng  vẽ, để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét

174

3
- Biết xé theo dải, xé vụn và dán thành bức tranh đơn giản   - Sử dụng  một số  kỹ năng  xé dán để tạo ra sản phẩm đơn giản 5, 7,8,9

175

4
- Biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc   - Sử dụng  các kỹ năng   cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét

176

3
- Biết năn dọc xoay tròn , ấn dẹt đất nặn để tạo ra  các  có 1 khối hoặc 2 khối sản phẩm   - Sử dụng  một số  kỹ năng  nặn để tạo ra sản phẩm đơn giản 3,5,8

177

4
- Biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn, để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết   - Sử dụng  các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét


178


3
- Biết xếp chồng,  xếp cạnh , xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản   - Sử dụng  một số  kỹ năng xếp hình  để tạo ra sản phẩm đơn giản 3,4


179


4
- Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau   - Sử dụng  các kỹ năng   nặn,  xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét 5,8

180

3
- Biết nhận xét  các sản phẩm tạo hình
 
- Nhận xét sản phẩm tạo hình (về màu sắc, hình dáng/ đường nét)   1...9

181

4
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
c. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

182

3
- Biết vận động theo ý thích  các bài hát, bản nhạc quen thuộc   - Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát , bản nhạc quen thuộc 1...9

183

4
 - Biết lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc   - Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp bài hát

184

3
- Biết tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích    - Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích 6
8

185

4
- Biết lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu tết tấu bài hát  -  Lựa chọn dụng cụ nguyên vật liệu  để tạo ra sản phẩm  theo ý thích
186 3 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình - Đặt tên cho
sản phẩm của mình
  1->9
187 4 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình

188

4
- Biết nói được lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích   - Nói  được ý tưởng tạo hình của mình 1->9

189

3
Biết thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi âm nhạc tạo hình   - Trẻ thể hiện một số điều quan quan sát được qua các hoạt động chơi âm nhạc tạo hình

5

190

4
Biết thể hiện một số hiểu biết  về đối tượng  qua  hoạt động chơi âm nhạc, tạo hình   - Trẻ thể hiện một số hiểu biết  về đối tượng  qua  hoạt động chơi âm nhạc, tạo hình
                     

LỚP MẪU GIÁO GHÉP 4-5 TUỔI
 


TT

Độ tuổi

Mục tiêu
Nội dung Thực hiện chủ đề

Chung

Riêng
                               1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Cân nặng và chiều cao
1 4 Trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi   Cân nặng: + Bé trai: 14,1 – 24,2 kg
                  + Bé gái: 13,7 – 24,9 Kg
Chiều cao: + Bé trai: 100,7 – 119,2cm
                  + Bé gái : 99,9 – 118,9 cm
9
2 5 Cân nặng: + Bé trai: 15,9 – 27,1 kg
                  + Bé gái: 15,3 – 27,8 Kg
Chiều cao: + Bé trai: 106,1 –125,8 cm
                  + Bé gái : 104,9 – 125,4 cm
 
a) Phát triển vận động
3 4 - Biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh * 4+5 tuổi:
-  Hô hấp: Hít vào, thở ra.
 -  Tay- Vai
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay, (nắm, mở bàn tay quay cổ tay, kiễng chân).
+ Quay sang trái, sang phải (kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái).





 
* Tay- Vai
- Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (Phía trước, phía sau, trên đầu).
* Lưng – bụng
- Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
* Chân
- Nhún chân.
- Ngồi xổm, đứng lên; Bật tại chỗ
- Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
 
1->9













 
4 5 - Biết thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp * Tay – Vai
- Co và duỗi từng tay, kết hợp kiếng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
* Lưng – bụng, lườn
- Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
- Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
* Chân
- Chân đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
5 4



 
Trẻ biết giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Trẻ biết bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Trẻ biết đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.
* 4+ 5 tuổi:
-  Đi khụy gối




















 
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Đi bằng gót chân
- Đi lùi
1,3,5,6,7







 
6




 
 5








 
Trẻ biết giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Trẻ biết đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m.
- Trẻ biết không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Trẻ biết đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
-  Đi trên dây (Dây đặt trên sàn), đi trên vàn kê dốc.
-  Đi bằng mép ngoài bàn chân
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
3,5,6

 

7
5 - Biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu Nhảy lò cò 3m-5m Nhảy lò cò từ 5m 8
8 4 Trẻ biết kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi  hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn  (4-5 vật chuẩn đặt dích dắc).
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
 
Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (Đổi hướng) theo vật chuẩn. 2,4,7,9
 
9 5 Biết kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh ( đổi hướng ít nhất 3 lần)
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc, theo hiệu lệnh
10 4 - Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động:
- Trẻ biết tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).
- Trẻ biết ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).
- Trẻ biết tự đập bắt bóng được 4- 5 lần liên tiếp.
* 4 + 5 tuổi:
- Tung bóng lên cao và bắt.
- Ném xa bằng 1 tay,  2 tay
- Ném trúng đích bằng 1 tay.
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Đập và bắt bóng tại chỗ.


 
- Tung bắt bóng với người đối diện.

 
2,3,4,5,6,7,8,9


 
11 5 Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động:
- Trẻ biết bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4 m).
- Trẻ biết ném trúng đích đứng (xa 2m x cao 1,5 m).
- Trẻ biết đi, đập và bắt được bóng nảy 4- 5 lần liên tiếp.
- Đi và đập bắt bóng.
- Ném trúng đích bằng 2 tay.
 
12 4 Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Trẻ biết chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây.
- Trẻ biết ném trúng đích ngang (xa 2 m).
- Trẻ biết bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
* 4+ 5 tuổi:
- Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay
-  Chạy ( 15 m - 18m) trong khoảng 10 giây
-  Chạy chậm (60- 80m ; 100m - 120m )
-  Bò bằng bàn tay, bàn chân (3m - 4m; 4m -5m;)
- Bò dích dắc qua ( 5 điểm - 7 điểm)
-  Bò chui qua ống dài (1,2 m x 0,6 m; 1,5m x 0,6m.)
- Trèo lên, xuống 5 -7 gióng thang.
 
Bò chui qua cổng
- Trườn theo hướng thẳng
-  Trèo qua ghế dài 1,5 x 30 cm.
- Bật liên tục về phía trước.
 
1,2, 3,4,5,6,7,8
9










 
13 5






 
- Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Trẻ biết chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
- Trẻ biết ném trúng đích ngang ( cao 1,5m, xa 2m).
- Trẻ biết bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.
-  Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
- Bật liên tục vào vòng.
14 - Biết bật xa tối thiểu 50cm - Bật xa ( 35- 40 cm; 40-50 cm)

-  Bật nhảy từ trên cao xuống (30-35 cm; 40-45cm)
- Bật tách, khép chân qua (5 - 7 ô)
-  Bật qua vật cản cao (10 - 15 cm; 15cm - 20 cm )
  3,6,7,9
15 -  Biết nhảy xuống từ độ cao 40 cm
 
16 4 Trẻ thực hiện được các vận động:
- Biết cuộn - xoay tròn cổ tay.
- Biệt gập, mở, các ngón tay.
  - Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuôt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối....
- Gập giấy.
1,2,3,4,5,6,7,8
17 5 Trẻ thực hiện được các vận động:
- Biết uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay.
- Biết gập, mở lần lượt từng ngón tay.
  - Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ nắn.
18 4 Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
 - Trẻ biết vẽ hình người, nhà, cây.
- Trẻ biết cắt thành thạo theo đường thẳng.
- Trẻ biết xây dựng lắp ráp với 10-12 khối.
- Trẻ biết tết sợi đôi.
- Trẻ biết tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
  -  Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng.
-  Tô, vẽ hình
- Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
- Xây dựng lắp ráp với 10-12 khối.
 
1->9
19 5 - Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
 -  Biết vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
-  Biết cắt được theo đường viền của hình vẽ.
- Biết xếp chồng 12-15 khối theo mẫu.
-  Biết ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
-  Biết tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa (Phéc mơ tuya)
  - Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
-  Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa (Phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
 
1->9
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
20 4 Biết một số thực phẩm cùng nhóm
-  Biết thịt, cá, ...có nhiều chất đạm.
-  Biết rau, quả chín có nhiều vitamin
  - Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (Trên tháp dinh dưỡng)




3
21 5 Biết lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:
- Biết thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...
- Biết thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…
  - Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
22 4 - Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...   -  Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
2
23 5 -  Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
24 4 - Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. * 4+ 5 tuổi;
-  Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uốngvới bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phi..
- Nhu cầu của bản thân và sử dụng đồ dùng, nguyên liệu, thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí.
  2,3



 
25 5 - Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.
26 4 - Biết thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:
- Biết tự  rửa tay bằng xà phòng. Tự  lau mặt, đánh răng.
- Biết tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
  - Tập đánh răng, lau mặt.
-  Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
-  Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
2,3,4,6
 
27 5 Thực hiện được một số việc đơn giản:
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.
- Biết tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch.
- Tập luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
28 4 - Biết tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. - Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. (Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo)   5,6
29 5 - Biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
30 4 Có một số hành vi tốt trong ăn uống:
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kỹ.
- Biết chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Biết không uống nước lã.
* 4+5 tuổi;
- Tập luyện một số thói
quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Nhu cầu của bản thân và sử dụng đồ dùng, nguyên liệu, thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí.







 
5,7,8






 
31 5 Có một số hành vi và thói quen trong ăn uống:
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Biết không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Biết không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường
32 4 Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Biết vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định.
* 4+ 5 tuổi:
  • - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, an toàn khi có thời tiết thay đổi hay hiện tượng thời tiết bất thường, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết
-  Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
-  Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh



 
 
  •  
1, 2,8


 
33 5 - Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh,
phòng bệnh:
- Biết vệ sinh răng miệng:
Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dạy.
- Biết ra nắng đội mũ; Đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy ra lớp


34


4
- Biết nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...là nguy hiểm không  đến gần. Biết các vật sắc nhọn. không nên nghịch. * 4+ 5 tuổi;
- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
 
  3
 
35 5 - Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
36 4  - Nhận ra những nơi như: Hồ, ao, mương nước,suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm, không được chơi gần * 4+ 5 tuổi;
- Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn đến tính mạng.
  • - Khu vực an toàn của trường học/ nơi lánh nạn khi có thiên tai.
  8
37 5 - Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm...là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm
38 4 Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
-  Biết không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ..., cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
-Biết không được ra khỏi trường khi không được phép của  cô giáo.
* 4+5 tuổi;
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm đến tính mạng.





 








 
6







 
39






 
5






 
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh:
- Biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc...
- Biết không tự ý uống thuốc.
- Biết: ăn thức ăn có mùi hôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
40 4 Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khấn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đinh, số điện thoại người thân khi cần thiết.
* 4+5 tuổi;
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ


 
  9
41 5 Trẻ nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ.
-  Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn.:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Biết không ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo
- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
42 5 Trẻ thực hiện đúng một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
-  Biết sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Biết đi bộ trên hè: đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Biết không leo trèo cây, ban công, tường rào...
  - Một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn 7
4T: 21
43 5 - Trẻ biết tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.   - Tập trung chú ý, tham gia hoạt động tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như: ngáp, ngủ gật… 9
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
a) Khám khá khoa học
44 4 -  Biết quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: “Vì sao cây lại héo, vì sao lá cây bị ướt?”…   -  Một số hiện tượng thời tiết theo mùa: mùa xuân: Đang nóng thì chuyển sang lạnh, nhiệt độ tăng giảm đột ngột và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người 6,8
 
45
5
- Thích tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng. "Tại sao có mưa?"… -  Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa: mùa xuân: Đang nóng thì chuyển sang lạnh, nhiệt độ tăng giảm đột ngột và thứ tự các mùa
- Sự thay đổi trong sinh hoạt con người, con vật và cây cối.
46 4


 
- Biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm  đối tượng hiểu đặc điểm của đối tượng  *  4+ 5 tuổi:
- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
 -  Đặc điểm nổi bật và  ích lợi, tác hại của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc
- Phân loại cây, hoa quả theo (1 -2, 2-3 dấu hiệu)
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với MT sống.
- Ích lợi của thực vật đối với phòng chống thiên tai: giữ nước chống sạt lở đất, điều hòa không khí bảo vệ môi trường.
  2,5,6
47 5 - Biết phối hợp các giác quan để quan sát xem xét và thảo luận vế sự vật hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả...và thảo luận về đặc điểm  của đối tượng - Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
 


 
2,5,6
48 4 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: pha màu,  đường, muối và nước, dự đoán và quan sát, so sánh * 4+ 5 tuổi
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống người, con vật và cây
+ Ảnh hưởng của thiên tai đối với thực vật: làm hoa dập nát, hoa chết, bị chôn vùi, không phát triển được, nhiều loại sâu bệnh.
+ Ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai đối với đời sống động vật: ô nhiễm môi trường, xáo trộn môi trường sống, thiếu nước giảm nguồn thức ăn, không có nơi cư trú, chết một số loài động vật, dịch bệnh.
-  Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: pha màu,  đường, muối và nước, dự đoán và quan sát, so sánh





5,6,8
49 5 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng  công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.VD; Thử nghiệm gieo hạt,  trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển - Biết làm thử nghiệm và sử dụng  công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.VD; Thử nghiệm gieo hạt,  trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển
50 4 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau:  xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện - Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo (1-2, 2- 3 dấu hiệu)
- Ảnh hưởng của thiên tai đối với các hoạt động phương tiện giao thông: gây ách tắc giao thông, hỏng công trình đường bộ cầu cống, hỏng các phương tiện giao thông.
 - Ảnh hưởng của các PTGT đối với môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
 



7,8
 
51 5 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyên và thảo luận
52 4 - Biết phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu * 4+5 tuổi:
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
- Một số mối liên hệ đơn giản đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
-  So sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi.

- Phân loại đồ dùng, đồ chơi (1-2, 2-3 dấu hiệu)

 


1,3,4
 
53 5

 
- Biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau
54 4

 
- Biết nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/muối nên nước ngọt/ mặn hơn" * 4+5 tuổi:
- Các nguồn nước trong môi trường sng
- Một số đặc điểm tính chất của nước 
- Nhận biết biểu hiện BĐKH: mưa lũ, sói mòn, ô nhiễm môi trường... nguyên nhân do chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi...
 Chặt phá rừng gây ra lũ, hạn hán, sạt lở đất...ảnh hưởng đến đời sống của con người, động, thực vật
 
- Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/ muối nên  nước ngọt/ mặn hơn”.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm






5,6,8
55 5 - Biết nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng. VD: Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi - Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng. VD: “Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi”
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng
56 4 - Biết sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ:  Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn   Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ:  Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn

7
57 5 - Biết giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau
58 4 - Biết nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát - So sánh sự giống và khác nhau của ( hai)  con vật, cây, hoa, quả..


 
5,6
59 5 - Biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được  quan sát
60 4 - Trẻ biết nhận biết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam và cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai * 4+5:
- Động đất: ra chỗ đất chống...; Sấm sét tránh xa đường dây điện, cây to, các vật dụng kim loại...
- Dấu hiệu đặc trưng của từng loại thiên tai:
+ Sạt lở: Đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
+: hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt qua mức bình thường.
+ Mưa đá: mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất...
  8
61 5 - Trẻ biết tên gọi các loại thiên tai, hiểu ý nghĩa một số tên gọi đặc biệt của thiên tai do con người đặt ra và biết cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai và hiểu tại sao cần làm như vậy.  
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
62 4 Biết quan tâm đến chữ số,  số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?... * 4+5 tuổi:
- Quan tâm đến chữ số,  số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?...
 
1->9
63 5 Biết quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?... 1->9
64 4 - Biết đếm trên đối tượng trong pv10. * 4 +5 tuổi:
Đếm trên đối tượng trong phạm vi  10 và đếm theo khả năng.
 
1->9
65 5 - Biết đếm trên đối tượng pvi 10 và đếm theo khả năng 1->9
66 4 - Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn   So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn




1->9
67 5 - Biết so sánh số lượng ba nhóm đối tượng trong pvi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất , ít hơn, ít nhất So sánh số lượng ba nhóm đối tượng trong pvi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất
68 4
 
- Biết sử dụng các số từ 1 - 5 để chỉ số lượng, số thứ tự. * 4-5 tuổi: Chữ số, số lượng và số thứ tự  trong phạm vi (5,10)

 
  1->3
69 5 - Nhận biết các số từ  số 5 - số 10 và sử dụng các só đó để chỉ SL, số thứ tự 3,5,6,7,8,9
70 4 -  Biết gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong pvi 5, đếm và nói kết quả
 
- Gộp 2 nhóm có SL và đếm 3,4




3,4,5,7,8,9
 
71 5 - Biết gộp các nhóm đối tượng  trong pvi 10 và đếm -  Gộp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
72 4 - Biết tách 1 nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn      - Tách 1 nhóm đối tượng  thành các nhóm nhỏ hơn.
3,4,5,7,8,9
 
73 5 - Biết tách một nhóm đối tượng trong pvi 10 thành 2 nhóm = các cách khác nhau - Tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
74 4 - Biết nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày * 4+5 tuổi:
- Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dung trong cuộc sống hằng ngày
( số nhà, biển số xe...)


 



1->9
 
75 5 - Biết nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
76 4 -  Biết nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại * 4+5 tuổi:
- So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
 
 


1->9
77 5 - Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu   cầu
- Nhận ra được qui tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại
- Biết sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
- Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- Tạo ra qui tắc sắp xếp
78 4 - Biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh * 4+5 tuổi:
-   Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo (các đơn vị đo khác nhau).
-  Đo dung tích bằng một đơn vị đo. (các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo)
-  Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả



 
3,8
79 5 - Biết sử dụng được một số công cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
80 4 - Chỉ ra các điểm giống nhau giữa hai hình  tròn và tam giác, vuông và chữ nhật...) * 4+5 tuổi:
Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật    6

 
81 - Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các  hình đơn giản
82 5 - Biết gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa 2 khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối CN -  Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế
- Tạo ra một số hình hình học bằng cách khác nhau
83 4 - Biết sử dụng  lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác - Xác định vị trí của đồ vật( phía trước – phía sau; phía trên, dưới; phía phải – phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, (với 1 vật làm chuẩn).

 

2,3,9

 
84 5 - Biết sử dụng lời nói và hành động đêt chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn
85 4 -  Biết mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự, thời gian trong ngày   -  Nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.



8
 
86 5 - Biết gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm -  Nhận biết hôm qua, hôm nay và ngày mai.
- Gọi tên các ngày trong tuần
87 - Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ   - Nói được lốc lịch để làm gì
- Nói được ngày trên lốc lịch
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ
c) Khám phá xã hội
88 4 - Biết nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện - Họ tên, tuổi (ngày sinh), giới tính đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong

 
2,3
 
89 5 - Biết nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
90 4 - Biết nói họ, tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình -  Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của { Sở thích của các thành viên trong gia đình ( gia đình nhỏ, gia đình lớn)}. Nhu cầu  gia đình, địa chỉ gia đình  
3
91 5 - Nói được  tên, tuổi, giới tính và công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình
92 4 -  Trẻ nói được địa chỉ của gia đình (số nhà, đường phố, thôn, xóm) khi được hỏi trò chuyên   Nói được địa chỉ của gia đình (số nhà, đường phố, thôn, xóm) khi được hỏi trò chuyên
3
93 5 - Trẻ nói được địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố, thôn, xóm , số điện thoại...) khi được hỏi trò chuyên Nói được địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố, thôn, xóm , số điện thoại...) khi được hỏi trò chuyên
94 4 -  Trẻ nói được tên và địa chỉ của trường / lớp khi được hỏi và trò chuyên

 
-  Tên, địa chỉ của trường, lớp. 1

 
95 5 -  Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả  một số địa điểm nổi bật của trường, lớp  khi được hỏi nói chuyện -   Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non,
96 4 -  Trẻ nói được tên , công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi trò chuyện   - Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường
 
1
 
97 5 -  Trẻ nói được tên công việc của cô giáo và các cô bác công nhân trong trường khi được hỏi nói chuyện - Công việc của các cô bác trong trường
 
98 4 -  Trẻ nói được tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện * 4+5 tuổi:
- Họ tên và đặc điểm của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường/ lớp
  1
 
99 5  Trẻ nói được họ tên , đặc điểm của trong bạn  ở trong lớp khi được hỏi, trò chuyện
100 4 - Biết kể tên công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi...của một số nghề khi khi được hỏi, trò chuyện * 4+5 tuổi:
- Tên gọi, công cụ, sp, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương
- Một số nghề có vai trò, trách nhiệm tham gia vào công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH: dự báo khí tượng thủy văn, phát thanh viên chương trình dự báo thời tiết, công nhân vệ sinh môi trường, cứu hộ cứu nạn,…


 
4

 
101 5  Trẻ nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
VD: Nghề nông làm lúa gạo, nghề XD xây nên những ngôi nhà mới...
102 4 -  Trẻ kể được tên và nói   đặc điểm của mốt số ngày lễ hội * 4+5 tuổi:
- Kể được tên và nói  đặc điểm của mốt số ngày lễ hội (nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội)
  1,3,6,9
 
103 5 Trẻ kể được tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. Ví dụ nói: “ Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) cả phố em treo cờ...”
104 4 Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương. * 4+ 5 tuổi:
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh nam thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương đất nước
  9





 
105 5 - Biết kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam tháng cảnh , di tích lịch sử của quê hương đất nước
3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
a) Nghe hiểu lời nói
106 4 Biết thực hiện được 2- 3 yêu cầu liên tiếp. Ví dụ: "Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng". * 4+5 tuổi:
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu ( liên tiếp)




 

1,4
107 5 Biết thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, VD: Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái H đứng sang bên trái
108 4 Hiểu từ khái quát: Rau quả, con vật, đồ gỗ... * 4+5 tuổi:
-  Hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Hiểu các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, phù hợp với độ tuổi.
- Hiểu ý nghĩa của từ BĐKH, giải thích nguyên nhân, diễn biến của BĐKH theo mối liên hệ đơn giản: Vì chặt phá rừng nên gây ra lũ lụt
Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
1->9
109 5 Biết hiểu nghĩa từ khái quát: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật,  đồ dùng ( đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập...) - Hiểu các từ khái quát,  từ trái nghĩa.
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, các từ khái quát.
110 4 Biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại * 4+ 5 tuổi:
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức
  9
111 5 Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại
  5 - Trẻ nghe hiểu và trò chuyện về bình đẳng giới.
 
  + Trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể làm cùng một nhiệm vụ giống nhau 2,3,4
b) Sử dụng lời  nói  trong cuộc sống hàng ngày
112 4 Biết nói rõ để người nghe có thể hiểu được.

 
Phát âm rõ các từ tiếng việt có chứa các âm khó cho trẻ dân tộc thiểu số 2->9
 
 113 5 Biết kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được Phát âm rõ các từ tiếng việt có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu cho trẻ dân tộc thiểu số
 114 4 Biết sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng dể hiểu bằng các câu đơn, câu ghép ( khác nhau)   1
115 5 Biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... phù hợp với ngữ cảnh
116 4 Biết sử dụng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.   Trả lời và đặt các câu hỏi bằng tiếng việt:  “ Ai?”; “ Cái gì?”; “ Ở đâu?”; “ Khi nào?” “Để làm gì”... 1->9
117 5 Biết dùng  câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh ... Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh bằng tiếng việt: “ tại sao?”; “ Có gì giống nhau?”; “ Có gì khác nhau?”; “ Do đâu mà có?” ...
118 4 Biết kể lại sự việc theo trình tự.   Kể lại sự việc có nhiều tình tiết. 1->9
119
5
Biết miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái ... của nhân vật. Kể lại sự việc theo trình tự.
120 4  Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao ... * 4+5 tuổi:
Đọc thơ, ca dao, đồng rao, tục ngữ, hò vè.


 
1->9
121 5 Biết đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao ...
122 4 Biết kể chuyện có mở đầu, kết thúc.   Kể lại truyện đã được nghe 2,3,4,5,6,8,9
123 5 Biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện ...trong nội dung truyện Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
124 4 Biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
* 4+ 5 tuổi:
Đóng kịch
  2,3,4,5,6,8,9
125 5 Biết đóng  vai của nhân vật trong truyện
126 4 Biết sử dụng các từ như: Mời cô, mời bạn, Cảm ơn, xin lỗi...trong giao tiếp.   Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép 1,2,3
 
127 5 Biết sử dụng các từ: Cảm ơn; Xin lỗi; Xin phép; Thưa; Dạ; Vâng...phù hợp với tình huống. Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
128 4 Biết điểu chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở. * 4+ 5 tuổi:
Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu  cầu, hoàn cảnh giao tiếp


 
3
129
 
5 Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
c) Làm quen với đọc- viết
130 4 Biết chọn sách để xem. * 4+  5 tuổi:
Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
 
9
131 5 Biết chọn sách để ( đọc) và xem.
132 4 Biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.   Mô tả sự vật hiện tượng, tranh ảnh


9
133 5 Biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo đồ vật, tranh ảnh.
134 4 Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. (Đọc) sách theo tranh minh họa( đọc vẹt) * 4+5 tuổi:
Phân biệt phần mở đầu kết  thúc của sách.
“Đọc” truyện qua các tranh vẽ. Giữ gìn, bảo vệ sách
 


4
135 5 Biết cách( đọc sách) từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
136 4 Biết nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống:  nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm... 4+5 tuổi
Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ...)


 



1,3,7
137 5 Biết nhận ra ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra- vào, cấm lửa, biển báo giao thông...
138 4 Biết sử dụng ký hiệu để( viết): tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng... * 4+ 5 tuổi:
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt.Hướng đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ các dấu.
- Nhận dạng một số chữ cái
- Tập tô, tập đồ các nét chữ.
1->9
139 5 Biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình. - Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình. 7,8,9
140 5 Biết nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiềng việt.   - Nhận dạng các chữ cái 1->9
141 5 Biết “ Viết ” chữ theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới. - “ Viết ” chữ theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới.
4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI
a. Phát triển tình cảm
    * Thể hiện ý thức về bản thân
142 4 - Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ.   - Tên, tuổi, giới tính 2,3
143 5 -  Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại. -  Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại. 2,3
144 4 -  Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được * 4 + 5 tuổi:
- Sở thích, khả năng của bản thân
 





2
145 5 -  Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được. - Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
 
146 5 - Trẻ nói được mình có điểm gì giống và khác bạn. (Dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng)    -  Điểm giống và khác nhau của mình với người khác
147 5 - Trẻ biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình.   -  Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học 3
148 5 - Trẻ biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.   -  Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi…)
-  Chủ động và độc lập trong một số hoạt động
1,3
* Thể  hiện sự tự tin, tự lực
149 4 - Trẻ biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
 
- Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. 4
150 5 - Trẻ tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (Vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…) - Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (Vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)
151 4 - Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi)   - Cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi) 6
152 5 - Trẻ cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. - Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi)
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
153 4 - Trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh,ảnh. * 4+ 5 tuổi:
- Nhận biết một số cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh (âm nhạc)


 
2,3
154 5 - Trẻ nhận biết được một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác
155 4 - Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.   - Biểu lộ trạng thái cảm xúc , tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình 2,3,4,5,6,7,8
156 5 - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác
157 5 - Trẻ biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.   - Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè
- Chia sẻ, cảm thông với các bạn nhỏ vùng thiên tai.
2,3,8,9
158 4 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. * 4+5 tuổi:
- Kính yêu Bác Hồ, nhận ra hình ảnh Bác Hồ
- Biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi
- Ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác Hồ
  9







 
159 5 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (Chỗ ở, nơi làm việc….)
160 4 - Trẻ thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. * 4+5 tuổi:
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
 
 
161 5 - Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ  qua hát, đọc thơ cùng cô, kể chuyện về Bác Hồ
 
162 4 - Trẻ biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước * 4+5 tuổi:
- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
 
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội; ?
163 5 -Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (Trang phục, món ăn…) của quê hương đất nước. - Biết một vài cảnh đẹp di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương đất nước, một số địa danh gắn với hoạt động của Bác Hồ ( chỗ ở, nơi làm việc, nơi tưởng niệm Bác)
b. Phát triển kĩ năng xã hội
     * Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
164 4 - Trẻ thực hiện được  một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi qui định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông, bà, bố, mẹ * 4+ 5 tuổi:
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Phân biệt hành vi “đúng”–“sai”, “tốt” – “xấu” 1,3,7
165 5 - Trẻ thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi cất đồ chơi vào nơi qui định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố, mẹ, anh, chị, muốn đi chơi phải xin phép - Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”–“sai”, “tốt” – “xấu”
166 4 - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, (lịch sự )
- Quan tâm (chia sẻ),giúp đỡ bạn.
  1,2,3
167 5 - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép
168 4 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói   - Chú ý nghe khi cô, bạn nói 1
169 5 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác - Nhìn vào người khác khi họ đang nói
- Không cắt ngang lời khi người khác đang nói
170 4 - Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở   - Chờ đến lượt, hợp tác 1,2

 
171 5 - Trẻ biết chờ đến lượt - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
172 4 - Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…)   - Trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…) 1->9
173 5 - Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.


 
- Lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến
1-9


 
174 5 - Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn) - Chơi với bạn vui vẻ
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuân giữa các bạn.
     *Quan tâm đến môi trường
175 4 - Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc * 4+ 5 tuổi
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối
  5,6
176 5 - Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc
177 4 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định * 4+ 5 tuổi
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường.

 
1
178 5 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
179 4 - Trẻ biết không bẻ cành, bứt hoa   - Biết không bẻ cành, bứt hoa 1-9
180 5 - Trẻ biết nhắc nhớ người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa…) - Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa…) 6,8
181 4 - Trẻ biết không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng
* 4+ 5 tuổi
- Tiết kiệm điện,  nước
  • - Sử dụng đồ chơi, đồ dùng của nhà trường tiết kiệm, tái sử dụng phế liệu làm đồ chơi, đồ dùng dạy học.
 


1,3
182 5 - Trẻ biết tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
5.  LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
a) Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên,  cuộc sống và các phẩm nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình)
183 4 - Biết thể hiện vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng




 
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật




1->9
184 5 - Biết tán thưởng  tự khám phá bắt chước âm thanh dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp  của các sự vạt hiện tượng - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật,  hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
185 4 - Biết chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện


 
- Nghe và nhận ra các thể loại nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca) 1->9
 
186 5 - Biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện. - Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca,cổ điển)
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc
 
187 4 - Trẻ thích  thú, ngắm ngía chỉ sờ và sử dụng các từ gợi cảm  nói lên cảm xúc của mình về màu sắc hình dáng của các tác phẩm tạo hình   - Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm



1-9
188 5 - Trẻ thích  thú, ngắm ngía và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục) của các tác phẩm tạo hình    -  Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm
b) Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe hát, vận động theo nhạc)  và hoạt động tạo hình (vẽ nặn, cắt xé dán  hình)
189 4 - Biết hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái  của bài hát qua giọng hát, nét mặt điệu bộ... * 4+ 5 tuổi:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc tình cảm của bài hát
  1->9
190 5 - Biết hát đúng giai điệu lời ca, hát diễn cảm phù hợp  với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng  hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ...
191 4 - Biết vận động nhịp nhàng theo  nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết  tấu, múa)

 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
1->9
 
192
 
5 - Biết vận động nhịp nhàng phù hợpvới sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tết tấu, múa) -  Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc
193 4 - Biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm * 4+ 5 tuổi:
-  Phối hợp, (lựa chọn) các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, (phế liệu) để tạo ra các sản phẩm
 

1-9
194 5 - Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
195 4 - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục     -  Sử dụng  một số  kỹ năng  vẽ, để tạo ra sản phẩm đơn giản 1,3,4,5,6,7,8,9
196 5 - Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo ra  thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối - Sử dụng các kỹ năng  vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc,  kích thước, hình dáng/ đường nét
197 4 - Biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc   - Sử dụng  các kỹ năng cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét 2,3,5,7

 
198 5 - Biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối - Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán  để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét bố cục
199 4 - Biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn, để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết

 
- Sử dụng  các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét 1,3,4,6,9
 
200 5 -  Biết phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối - Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình đáng, đường nét bố cục
201 4 - Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau * 4+ 5 tuổi:
- Phối hợp các kỹ năng   xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng (hài hòa), đường nét (bố cục cân đối)
  1->9
202 5 - Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành  các sản phẩm  có kiểu dáng màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
203 4 - Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng. * 4 + 5 tuổi:
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét  (bố cục)
  1->9
204 5 - Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc  hình dáng bố cục
c) Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
205 4 - Biết lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc



 
- Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp bài hát
1>9
206 5 - Biết tự nghĩ ra  các hình thức  để tạo ra âm thanh, vận động hát theo các bản nhạc,bài hát yêu thích - Tự nghĩ ra  các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích 
- Đặt lời  giai điệu một bài hát, bản nhạc  quen một câu hoặc một đoạn
207 4 - Biết lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu tết tấu bài hát * 4+ 5 tuổi:
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm  theo phách nhịp, tết tấu
 

1->9
 
208 5 - Biết gõ đệm dụng cụ theo tết tấu tự chọn
209 4 -  Trẻ nói được lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích * 4+ 5 tuổi:
- Nói  được ý tưởng tạo hình của mình


 



1->9
210 5 -  Trẻ nói được lên ý tưởng  thể hiện trong sản phẩm  tạo hình của mình
211 4 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
* 4+ 5 tuổi:
- Đặt tên cho sản phẩm của mình

 

1->9
212 5 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
213 4
 
- Biết thể hiện được một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình.   - Thể hiện một số hiểu biết  về đối tượng  qua  hoạt động chơi âm nhạc, tạo hình 1->9
214   5 - Biết thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình...   - Thể hiện hiểu biết  về đối tượng  qua  hoạt động chơi âm nhạc, tạo hình
 
             
                                           ĐỘ TUỔI 5 - 6 TUỔI


 
Mục tiêu giáo dục
 
Nội dung giáo dục Thực hiện
trong chủ đề
TT Mục tiêu

 
1. Lĩnh vực phát triển thể chất

 
 a) Phát triển vận động
 

1

Trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
 

Cân nặng: Bé trai: 15,9 – 27,1 kg
                 Bé gái: 15,3- 27,8 kg
Chiều cao:
Bé trai: 106,1- 125,8cm
Bé gái : 104,9 – 125,4 cm






 
 

 9
2 Thực hiện đúng, đủ, thuần thục  các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh  hoặc theo nhịp bản  nhạc bài hát Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp - Hô hấp: Hít vào, thở ra.
+Tay:
- Đưa 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang 2 bên(kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân)
- Co và duỗi từng tay, kết hợp kiếng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
+ Lưng, bụng, lườn:
-Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao  chân bước sang phải, sang trái.
- Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc  hai tay dang ngang, chân bước sang phải sang trái .
- Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông chân bước sang phải, sang trái.
+ Chân:
-  Chân đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về  phía sau .
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
1->9
  3  * Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Đi lên, xuống trên ván dốc  (dài 2m,rộng 0,3m) một đầu kê cao 0,3m.

 - Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế  thể dục.
- Đứng một chân và giữ thẳng  người trong 10 giây.
- Biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu
- Đi khuỵu gối.
- Đi bằng mép ngoài bàn chân.
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Nhảy lò cò 5 m.
- Đi trên dây (Dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc.
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát

 
1,2,3,4,5,6,9

 
4  * Kiểm soát được vận động:
Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
 
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo  hiệu lệnh. 8,9
5 * Phối hợp tay- mắt trong vận động:
- Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
- Bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4m)
- Ném trúng đích đứng (Xa 2m x cao1,5m)
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay


- Đi và đập bắt bóng.         
- Ném bắt bóng với người đối diện khoảng cách 4m        
- Ném trúng đích đứng bằng 1 tay, 2 tay    
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay     
-Tung bóng lên cao và bắt       
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ     
1,2,3,5,7,8
6 Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tổng hợp:
 -  Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.





- Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu


-  Biết bật xa tối thiểu 50cm
-  Biết nhảy xuống từ độ cao 40 cm


- Chạy 18m trong khoảng 10 giây      
- Chạy chậm 100-120m     
- Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân9
- Bật liên tục vào vòng    
- Bật xa 40 - 50cm    
- Bật - nhảy từ trên cao xuống 40 - 45cm    
- Bật tách, khép chân qua 7 ô    
- Bật qua vật cản cao 15 - 20cm    
- Bò dích dắc qua 7 điểm.      
- Bò bằng bàn tay,bàn chân 4 - 5m     
- Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m  
- Trườn kết hợp chèo qua ghế dài 1,5m x 30cm            
-Trườn theo hướng thẳng   
- Bò chui qua cổng          
- Trèo lên xuống 7 gióng thang    
 


1->9
 

7
* Thực hiện được các vận động: 
- Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay
- Gập, mở lần lượt từng ngón tay.
 

- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay Cài, cởi cúc xé, tô.
- Xâu, buộc dây, Bẻ nắn.
1,2
8 * Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
 - Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
- Cắt được theo đường viền của hình vẽ
 - Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
 - Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quaidép, kéo khóa  (Phéc mơ tuya). 
 



- Lắp ráp.

- Cắt đường vòng cung.

- Đồ theo nét.

- Kéo khóa (Phéc mơ tuya), luồn

 3,5,7,9
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
9 * Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:
 - Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...
 - Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…
 


Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo  4 nhóm thực phẩm.


2

 
10 * Nói được tên một số món ăn hàng  ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo... Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. 2,3
11 - Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước  có ga, ăn  nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe. - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống, đủ lượng và đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (Ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì...)
 
2,3


 

 
12 * Thực hiện được một số việc đơn giản: 
- Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.
- Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong giội/ giật nước cho sạch.

 


- Tập luyện kỹ năng: rửa tay bằng xà phòng.

- Tập luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.


2,3,7
13 * Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống  thành thạo
 
- Tập luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống  thành thạo


 
1,3
14 * Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:
- Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
 - Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
- Không uỗng nước lã, ăn quà vặt ngoài đường





 
- Tập luyện một số thói quen về giữ gìn sức khỏe 1,3,8




 
15 * Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:
- Vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.
- Ra nắng đội mũ: Đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.
 - Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...

- Che miệng khi ho,
- Bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy ra lớp.

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết

- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.


 
 1,2,3,8
 
16 - Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn. - Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
 
3
17 - Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm...là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. - Một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn
- Khu vực an toàn của trường học/ nơi lánh nạn khi có thiên tai.
 
8
18 * Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh:
- Biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc.
- Biết không tự ý uống thuốc
- Biết: ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe
 - Biết ích lợi của việc ăn chín uống sôi

 1,3
19 -Trẻ nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ.
- Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp Khi không được phép của người lớn, cô giáo.
- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân  và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
Trẻ biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh sảy ra nơi trẻ sống (cháy nổ, sấm, sét, giông lốc, sạt lở, đuối nước, mưa đá , ngộ độc, trơn trượt)
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có  bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu....
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ.
- Không tự ý ra khỏi khu vực trường khi chưa được phép của người lớn, cô giáo.
- Nói địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân, khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Sảy ra nơi trẻ sinh sống (cháy nổ, sấm, sét, giông lốc, sạt lở, đuối nước, mưa đá , ngộ độc, trơn trượt) biết 1 số việc cần làm để  đảm bảo sự an toàn như: né tránh nguy hiểm, thoát hiểm, trú ẩn nơi an toàn, cầu cứu, làm theo sự chỉ dẫn của người lớn. Nhớ tên bố mẹ, anh chị, số điện thoại, địa chỉ nhà
 
1,3,8

20
* Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
- Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi
- Đi bộ trên hè: đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường
- Trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng










Tập lyện kỹ năng: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng
 


 1,3,7
21 - Trẻ biết tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. - Tập trung chú ý, tham gia hoạt động tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như: ngáp, ngủ gật… 9
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
a) Khám khá khoa học
22 Trẻ tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, Trẻ tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật,về sự vật, hiện tượng: Tại sao có mưa ?.... - Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Đặc điểm công dụng của một số PTGT và phân loại theo 2-3 dấu hiệu
- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật,  cây, hoa, quả 
- Quá trình phát triển của cây; con vật; điều kiện sống của 1 số loại cây, con vật
 1,2,5,6,7
 
23 Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. - Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1 số con vật, cây, hoa quả.
Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi
- Các nguồn nước trong môi trường sống
- Lợi ích của nước với đời sống con người, con vật và cây.
 5,6,8
 
24 Trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự  đoán,nhận xét và thảo luận. Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới  nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển.
- Có biểu tượng rõ nét về thiên tai, biến đổi.
- Giải thích được nguyên nhân của thiên tai biến đổi khí hậu.
- Biết cách ứng phó phù hợp với các hiện tượng thiên tai, biến đổi khí hậu
- Một số đặc điểm tính chất của nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
 - Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ  sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- 1 số hiện tượng thời tiết theo mùa và thứ tự các mùa
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời mặt trăng
 - Tên, dấu hiệu đặc trưng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường.
- Cách ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Ảnh hưởng của thiên tai đối với thực vật: làm hoa dập nát, hoa chết, bị chôn vùi, không phát triển được, nhiều loại sâu bệnh.
+ Ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai đối với đời sống động vật: ô nhiễm môi trường, xáo trộn môi trường sống, thiếu nước giảm nguồn thức ăn, không có nơi cư trú, chết một số loài động vật, dịch bệnh.
 



 8
25 Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và  thảo luận. - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. 1,3,9
 
26 Trẻ phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu.
- Phân loại cây, hoa quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu.
 1,3,5,6
 
27 Nhận  xét được mối quan hệ đơn giản của sự tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có những giọt nước nóng bốc hơi”. Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật cây với môi trường sống.
 - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa .
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật cây theo mùa.
- So sánh Sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng đồ chơi và sự đa dạng của chúng. 
- Nhận biết biểu hiện BĐKH: mưa lũ, sói mòn, ô nhiễm môi trường... nguyên nhân do chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi...
 Chặt phá rừng gây ra lũ, hạn hán, sạt lở đất...ảnh hưởng đến đời sống của con người, động, thực vật
 1,8
 
28 Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau. - Thực hiện thông qua các hoạt động khác 9
29 Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.  - Thực hiện thông qua các hoạt động khác 5,6,7
30 * Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và  tạo hình... như:
- Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề gia đình, trường học, bệnh viện…; mô phỏng vận động/ di chuyển/ dáng điệu các con vật.
- Hát các bài hát về cây, con vật, mưa, bầu mặt trời, trái đất...
- Vẽ, xé, dán, nặn  các con vật, cây, mưa, bầu trời, mặt trăng, mặt trời, trái đất



- Thực hiên thông qua các nội dung giáo dục của  các hoạt động vui chơi, âm nhạc,tạo hình
1->9
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
31 Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm , hỏi : bao nhiêu ?  Đây là mấy?   9
32 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.  - Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng 1,2,3,4,5,9
33 So sánh số lượng của  hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau,nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.   1,2,3,4,5,9
34 Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm. - Gộp các nhóm đối tượng bằng các cách  khác và đếm  2,3,4,5,9
35 Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau. - Tách các nhóm đối tượng bằng các cách  khác và đếm 2,3,4,5,9
36 Nhận biết các số từ 5 - 10 và sử dụng các số  đó để chỉ số lượng, số thứ tự. - Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10 1,2,3,4,5,9
37 Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày ( Số nhà, biển số xe..) 3,7
38 Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.  - So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp  xếp theo quy tắc. 6
39 Nhận ra quy tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại. - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan. 6
40 Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp  - Tạo ra quy tắc sắp xếp. 6
41 Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả. - Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
7,8


 
 
42 Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối - Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối  chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối đó trong thực tế
- Chắp ghép các hình, hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
- Tạo ra một số hình học bằng các cách khác nhau.
3, 4,7


 
 
43 Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật làm chuẩn. - Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn 2,4,
44 Gọi đúng tên các ngày trong tuần, các mùa trong năm. - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. 
- Gọi tên các thứ trong tuần
8

 
C, Khám phá xã hội
45 Nói  đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. Họ tên, ngày sinh, giởi tính, đặc điểm bên ngoài, sở thich của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình. 2
46 Nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. - Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình;  quy mô gia đình ( gia đình nhỏ, gia đìnhlớn) nhu cầu của gia đình, địa chỉ gia đình. 3
47 Nói địa chỉ gia đình mình (Số nhà, đường hố/thôm, xóm) số điện thoại (nếu có)...khi được hỏi trò chuyện.
 
- Địa chỉ gia đình 3
48 Nói tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện.
 
- Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non 1
49 Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.
 
 - Công việc của các cô, bác trong trường. 1
50 Nói họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện
 
- Đặc điểm, sở thích của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường 1
51 Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề. ví dụ: nói "nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới..."
 
 - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. 4
52 Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. ví dụ nói: "Ngày quốc khánh (ngày 2/9) cả phố em treo cờ, bố mẹ được nghỉ làm và cho em đi chơi công viên...". - Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. 4,7
53 Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước.  - Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của  quê hương, đất nước. 6,9
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
a, Nghe hiểu lời nói
54 - Trẻ biết thực hiện được yêu cầu trong  hoạt động tập thể, ví dụ: "Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên  bên phải bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái H đứng sang bên trái".
- Nghe hiểu nội dung câu đơn, câu mở  rộng ,câu phức.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc  phù hợp với độ tuổi.  
 
 
2,3,5,6,7,9
 
55 - Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát : Phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập. - Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa.
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên  tiếp
 
5,6,7,9
56 - Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. - Nghe các bài hát, bài thơ, cao dao, đồng dao tục ngữ, câu  đố, hò vè phù hợp với độ tuổi. 1,2,3,4,5,6,7,8,9
57 - Trẻ nghe hiểu và trò chuyện về bình đẳng giới.

 
+ Trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể làm cùng một nhiệm vụ giống nhau.
+ Nam giới và phụ nữ đều có thể làm cùng một công việc xã hội như nhau.
2,4
b, Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày
58  - Trẻ biết kể rõ ràng, có trình tự về sự  việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. - Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu. 3,7
59 - Trẻ biết sử dụng các từ chỉ sự vât, hoạt động, đặc điểm… phù hợp với ngữ cảnh. - Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: "tại sao?"có gì giống nhau, có gì khác nhau", "do đâu mà có"
- Đặt các câu hỏi: "tại sao", "như thế nào?"làm bằng gì"

3,4,,5,6,8

 
60 - Trẻ biết dùng câu đơn, câu ghép, câu khảng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh… - Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của  bản thân  rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn câu ghép khác nhau 2
61 - Trẻ biết miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái… của nhân vật - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
- Kể lại sự việc theo trình tự.
7,8
9

 
62 - Trẻ biết đọc biểu cảm thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao…  - Đọc thơ , ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.. 1,2,3,4,5,6,7,8,9
63 - Trẻ biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc,  thêm bớt kiện… trong nội dung truyện. - Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
5,7,8
 
64  - Trẻ đóng được vai của nhân vật trong truyện - Đóng kịch 5,7,8
65 - Trẻ biết sử dụng các từ : "Cảm ơn, xin lỗi  xin phép, thưa, dạ,vâng"... phù hợp với  tình huống.  - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng xin lỗi xin phép, thưa dạ, vâng 1

 
66  - Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. -  Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt  phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 3,4
 
c. Làm quen với việc đọc  - viết
67 - Trẻ biết chọn sách để "đọc" và xem. - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau. Giữ gìn bảo vệ sách.       
-Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.   
6,8
68 - Trẻ biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.  - Đọc truyện qua các tranh vẽ 5,7,8
69 - Trẻ biết cách "đọc sách" từ trái sang  phải từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.  - Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt
+ Hướng đọc viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
+ Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
 

1,2,3,4,5,6,7,8,9

 
70 -Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường : Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào, cấm lửa, biển báo giao thông -Làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường cho người đi bộ 1,7
71 - Trẻ biết nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng việt. - Nhận dạng các chữ cái 1,2,3,4,5,6,7,8,9
72 - Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép  một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. - Sao chép một số kí  hiệu, chữ cái tên của mình. 1->9
 
73 Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói
 
- Nhận biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói 7->9
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
a, Thể hiện ý thức về bản thân.
74 - Trẻ nói được  họ tên, tuổi, giới tính của bản  thân, tên bố, mẹ địa chỉ, nhà, điện thoại - Họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố,mẹ địa chỉ, nhà, điện thoại 2,3
75 - Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé không làm được - Sở thích, khả năng của bản thân 2
76 - Trẻ nói được mình có điểm gì khác và giống bạn (dáng ẻ bên ngoài, giới tính, sở thích khả  năng) - Điểm giống và khác nhau của mình và người khác. 2
77  - Trẻ biết mình là con / cháu / anh / chị / em trong  gia đình - Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong  gia đình và lớp học. 1,3
78 - Trẻ biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức. - Thực hiện công việc được giao( Trực nhật xếp dọn đồ chơi…) 1,3,9
b, Thể hiện sự  tự tin, tự lực.
79  - Trẻ biết tự làm một số việc đơn giản hàng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)  - Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến. 2
80 - Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao - Thực hiện tốt  công việc được giao( Trực nhật, xếp dọn đồ chơi đúng nơi quy định. 1,4
c. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh
81 - Trẻ biết được một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi,  tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh,, qua nét mặt, cử chỉ giọng nói của người khác. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc( vui,  buồn sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt cử chỉ,giọng nói tranh ảnh, âm nhạc. 2
82 - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: Vui buồn, sợ hãi, tức giận ngạc nhiên xấu hổ. - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái, cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 2,3
83 - Trẻ biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. - Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. 1,2,3
84 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc…) - Kính yêu Bác Hồ.
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ,  biết ngày sinh của  Bác 19/ 5.
9
 
85 - Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. - Thể hiện tỉnh cảm kính yêu đối  với BH qua hát đọc thơ , cùng cô kể chuyện về BH. 9
 
86 - Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn của quê hương, đất nước. - Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
Biết một vài cảnh đẹp di tích lịch sử nổi tiếng,quê hương đất nước , một số địa danh gắn  với hoạt động của Bác Hồ ( Chỗ ở, nơi làm viêc, nơi tưởng niệm Bác)
9
 d. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
87  - Trẻ thực iện được một số quy định ở lớp, gia  đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi qđ, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà bố mẹ, anh chị muốn đi chơi phải xin phép. - Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công  cộng  ( Để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ;đi bên phải lề  đường …) 1,3,7
88  - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.  - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử  chỉ lễ phép, lịch sự. 3,4
89  - Trẻ biết chú ý khi nghe cô, bạn nói, không  ngắt lời người khác. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự 3
90 - Trẻ biết chờ đến lượt. - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận. 7,8
91 - Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, ( chia sẻ dùng lời, kinh nghiệm với bạn)  - Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn. 2
92 - Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn nhờ sự can thiệp của người khác,  chấp nhận nhường nhin)  - Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi, đúng sai, tốt xấu. 3,7
e.  Quan tâm đến môi trường
93  - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định  - Giữ gìn vệ sinh môi trường. 1
94 - Trẻ biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi  môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa…) - Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối. 5,6,8
95 - Tiết kiệm trong sinh hoạt : Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng  - Tiết kiệm điện nước. 3,4,7
96  - Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc. - Cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật 5,6
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
a, Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các tác phẩm  nghệ thuật.
97 - Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm các  bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, cuộc sống  và các tác phẩm nghệ thuật 5,6,8
98 - Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc: Thích nghe và đọc thơ, và kể câu chuyện. nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình   dáng...) của các tác phẩm tạo hình.   1->9
99 - Trẻ thích thú, ngắm nhìn, và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục…) của các tác phẩm tạo hình.   1->9
b, Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình.
100 - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ… - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc  khác nhau, nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)
- Nghe và nhận ra sắc thái( Vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.

1,->9
 
101 - Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay các loại tiết tấu, múa) - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sác thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
  - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
1->9
102 - Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu  tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm   1->9
103 - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. -  Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên phế liệu để  tạo ra các sản phẩm 1,2,5,6,8,9
104 - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản  phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/đường nét và bố cục  7,9
105 - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản  phẩm có bố cục cân đối.   1,2,3,5
106 - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa bố cục cân đối   7,8,9
107 - Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình  dáng, bố cục. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng đường nét và bố cục 1,2,3,5,6,7,8,9
c. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
108 - Trẻ biết tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận  động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các  bài hát, bản nhạc yêu thích 5,6,8,9
109 - Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. -  Đặt lời theo giai điệu một bài hát bản nhạc quen hoặc  thuộc ( một câu, một đoạn) 6,8,9
110 - Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích - Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra  sản phẩm theo ý thích  5,6,7,8,9
111 - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
 - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
  7,8,9
             


MẪU GIÁO GHEP 3+4+5 TUỔI

 


TT

Độ tuổi

     Mục tiêu
                             Nội dung Thực hiện chủ đề

          Chung

               Riêng
                               1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Cân nặng và chiều cao
1 3 Trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi   Cân nặng: + Bé trai: 12,7– 21,2 kg
                  + Bé gái: 12,3 – 21,5 Kg
Chiều cao: + Bé trai: 94,9 – 111,7cm
                  + Bé gái : 94,1 – 111,3 cm





1->9




 
2 4 Cân nặng: + Bé trai: 14,1 – 24,2 kg
                  + Bé gái: 13,7 – 24,9 Kg
Chiều cao: + Bé trai: 100,7 – 119,2cm
                  + Bé gái : 99,9 – 118,9 cm
3 5 Cân nặng: + Bé trai: 15,9 – 27,1 kg
                  + Bé gái: 15,3 – 27,8 Kg
Chiều cao: + Bé trai: 106,1 –125,8 cm
                  + Bé gái : 104,9 – 125,4 cm
a) Phát triển vận động
4 3 Trẻ biết  thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn * 3,4,5 tuổi: Hô hấp: gà gáy, còi tàu, thổi bóng bay...
- Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay - quay cổ tay, kiễng chân).
- Quay sang trái, sang phải; (kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái)
* 3,4 tuổi:
- Cúi về phía trước; (ngửa người ra sau).
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Ngồi xổm, đứng lên; Bật tại chỗ
- Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay trước ngực
- Bước lên phía trước, bước sang ngang,
- Co duỗi chân.
1->9













 
5 4 - Biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh * Tay- Vai
- Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu)
- Nhún chân.
- Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
* Lưng – bụng
- Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
* Chân
- Nhún chân.
- Ngồi xổm, đứng lên; Bật tại chỗ
- Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Ngồi nâng hai chân và duỗi thẳng
- Bật lên trước, ra sau, sang bên.
6 5 - Biết thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp * Tay – Vai
- Co và duỗi từng tay, kết hợp kiếng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
* Lưng – bụng
- Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
- Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
- Đứng cúi về trước
* Chân
- Chân đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
- Bật về các phía; khuỵu gối.
 
7 3



 
Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Biết đi hết đoạn đường hẹp (3m x 0,2m).
- Biết đi kiễng gót liên tục 3m.
* 3,4,5 tuổi:
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
* 4,5 tuổi:
Đi khụy gối, đi trên dây (vạch kẻ sàn)
- Nhảy lò cò (3m; 5m)








 
-Đi kiễng gót
- Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dic dắc.
- Đi trong đường hẹp
1,3,4,6,8

















 
8




 
 4








 
Trẻ biết giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Trẻ biết bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Trẻ biết đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Đi bằng gót chân , đi lùi.
9









 
5 Trẻ biết giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Trẻ biết đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m.
- Trẻ biết không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Trẻ biết đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
 
-  Đi trên dây (Dây đặt trên sàn), đi trên vàn kê dốc.
-  Đi bằng mép ngoài bàn chân
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
- Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
   
10 3 Trẻ kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
- Biết chạy liên tục trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài.
* 3,4,5 tuổi:
- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; tốc độ; dích dắc (vật chuẩn, hiệu lệnh)







 
 







1,3,4
 
11 4 Trẻ biết kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi  hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn  (4-5 vật chuẩn đặt dích dắc).
-  Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (Đổi hướng) theo vật chuẩn.
12 5 Biết kiểm soát được vận động:
- Biết đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh ( đổi hướng ít nhất 3 lần)
  - Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc, theo hiệu lệnh
13 3 Trẻ biết phối hợp tay-mắt trong vận động: Tung, bắt
- Biết tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m).
- Biết tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).
* 4,5 tuổi:
- Tung bóng lên cao và bắt.
- Đập và bắt bóng tại chỗ.
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân

* 3,4,5 tuổi:
- Ném xa bằng 1 tay
- Ném trúng đích bằng 1 tay



 

- Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.
- Ném xa bằng 1 tay
- Ném trúng đích đứng bằng 1 tay
- Chuyền, bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc
2,3,5,6,7,8,9


 
14 4  - Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động:
- Trẻ biết tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).
- Trẻ biết ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).
- Trẻ biết tự đập bắt bóng được 4- 5 lần liên tiếp.
- Tung bắt bóng với người đối diện.
- Tung bóng lên cao và bắt
- Đập và bắt bóng tại chỗ
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
- Ném trúng đích bằng 1 tay
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
 
15 5 Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động:
- Trẻ biết bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4 m).
- Trẻ biết ném trúng đích đứng (xa 2m x cao 1,5 m).
- Trẻ biết đi, đập và bắt được bóng nảy 4- 5 lần liên tiếp.
- Tung bóng lên cao và bắt
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ
- Đi và đập bắt bóng.
- Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
 
 
16 3 Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài  tập tổng hợp:
- Trẻ chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng.
- Biết ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).
- Biết bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài
* 3,4 tuổi:
- Bò chui qua cổng
- Trườn theo hướng thẳng
* 4,5 tuổi: Chạy (15m, 18m) trong khoảng 10 giây; chạy chậm (60 - 80m; 100 -120m)
- Bò dích dắc (qua 5điểm; 7điểm).
- Bò bằng bàn tay và bàn chân (3-4m; 4-5m).
-  Bò chui qua ống dài (1,2 x 0,6 m; 1,5m x 0,6m).
- Trèo lên, xuống (5; 7 gióng thang).
-  Bật qua vật cản cao (10 - 15 cm; 15- 20cm)
-  Bật nhảy từ trên cao xuống (30-35 cm; 40- 45cm)
- Bật tách, khép chân qua (5 ô; 7 ô).
- Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m; 2m).
*3,4,5 tuổi:
- Bật xa (20 - 25cm; 35- 40 cm;  40 - 50cm)
 
- Chạy được 15m theo hướng thẳng.
- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
- Bò, chui qua cổng
- Trườn về phía trước.
- Bước lên, xuống bục (cao 30cm).
- Bật tại chỗ.
- Bật về phía trước.
- Bật xa 20 – 25 cm
- Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).
- Bò trong đường hẹp (3m x0,4m)
-  Bò chui qua cổng, ống dài 1,2 x 0,6 m
 








1,2,3,4,5,6,7,8,9










 
17 4






























5


















 
Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Trẻ biết chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây.
- Trẻ biết ném trúng đích ngang (xa 2 m).
- Trẻ biết bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
- Chạy 15m trong khoảng 10 giây.
- Chạy chậm 60 – 80m
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m
- Bò dích dắc qua 5 điểm
-  Bò chui qua cổng, ống dài 1,2 x 0,6 m;
- Trườn theo hướng thẳng
-  Trèo qua ghế dài 1,5 x 30 cm.
- Trèo lên, xuống 5 gióng thang
- Bật liên tục về phía trước.
- Bật xa 35 – 40 cm
-  Bật nhảy từ trên cao xuống 30-35 cm.
- Bật tách, khép chân qua 5 ô
-  Bật qua vật cản cao 10 - 15 cm
- Nhảy lò cò 3m
- Ném trúng đích ngang (xa 2 m).
- Bò trong đường dích dắc (3-4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài


18
- Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
- Trẻ biết chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
- Trẻ biết ném trúng đích ngang ( cao 1,5m, xa 2m).
- Trẻ biết bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.
- Biết bật xa tối thiểu 50cm
-  Biết nhảy xuống từ độ cao 40 cm
- Biết nhảy lò cò 5m
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Chạy chậm khoảng 100 – 120m
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m
- Bò dích dắc qua 7 điểm
-  Bò chui qua cổng, ống dài 1,2 x 0,6 m;
-  Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
- Trèo lên, xuống 7 gióng thang
- Bật liên tục vào vòng.
- Bật xa 40 – 50 cm
-  Bật- nhảy từ trên cao xuống 40 - 45 cm.
- Bật tách, khép chân qua 7 ô
-  Bật qua vật cản cao 15 - 20 cm
- Nhảy lò cò 5m
 
19 3 Trẻ có thể thực hiện được các vận động:
- Biết xoay tròn cổ tay.
- Biết gập, đan ngón tay vào nhau
  - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan, tết.
 
3,4,5,6,7,8,9
20 4 Trẻ thực hiện được các vận động:
- Biết cuộn - xoay tròn cổ tay.
- Biết gập, mở, các ngón tay.
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối....
- Gập giấy.
 
21 5 Trẻ thực hiện được các vận động:
- Biết uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay.
- Biết gập, mở lần lượt từng ngón tay.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ nắn.
- Lắp giáp
- Xé, cắt đường vòng cung
- Tô, đồ theo nét
- Cài, cởi cúc, kéo khóa, xâu, luồn, buộc dây
22 3 Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động.
- Trẻ vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Trẻ cắt thẳng được một đoạn 10cm.
- Trẻ xếp chồng 8-10 khối không đổ.
- Trẻ tự cài, cởi cúc.
  - Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Xé dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút.
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
 




1->9
 
23 4 Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
 - Trẻ biết vẽ hình người, nhà, cây.
- Trẻ biết cắt thành thạo theo đường thẳng.
- Trẻ biết xây dựng lắp ráp với 10-12 khối.
- Trẻ biết tết sợi đôi.
- Trẻ biết tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
* 3,4,5 tuổi:
- Cài, cởi cúc
* 4,5 tuổi:
- Xâu, buộc dây.
- Xé, cắt đường thẳng; đường vòng cung.









 
-  Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng.
-  Tô, vẽ hình
- Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
- Xây dựng lắp ráp với 10-12 khối.
 
24 5 - Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong một số hoạt động:
 -  Biết vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
-  Biết cắt được theo đường viền của hình vẽ.
- Biết xếp chồng 12-15 khối theo mẫu.
-  Biết ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
-  Biết tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa (Phéc mơ tuya)
- Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
-  Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa (Phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
 
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
25 3 Tẻ biết nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...). * 3+4+5 tuổi
- Nhận biết được các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
-  Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
 
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.




2,3
26 4  Biết một số thực phẩm cùng nhóm
-  Biết thịt, cá, ...có nhiều chất đạm.
-  Biết rau, quả chín có nhiều vitamin
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (Trên tháp dinh dưỡng)
27 5 Biết lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:
- Biết thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...
- Biết thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
28 3 Trẻ biết tên một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau…   - Một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau…
2
29 4 - Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo... -  Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
30 5 -  Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
31 3 Trẻ biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. * 3,4,5 tuổi:
-  Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
-  Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
- Nhu cầu của bản thân và sử dụng đồ dùng, nguyên liệu, thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí.
 








2,3



 
32 4 - Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
33 5 - Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.  
34 3 Trẻ thực hiện được một số  việc  đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
- Trẻ biết rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Trẻ biết tháo tất, cởi quần, áo....
* 4,5 tuổi:
-  Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn (và để vào nơi quy định)
* 3,4 tuổi:
- Làm quen với cách (tập) đánh răng, lau mặt.
- Tập (rèn luyện thao tác) rửa tay bằng xà phòng.

 
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Biết tháo tất, cởi quần, áo....







   2,7
 
35 4 - Biết thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:
- Biết tự  rửa tay bằng xà phòng. Tự  lau mặt, đánh răng.
- Biết tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
- Tập đánh răng, lau mặt.
-  Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
-  Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
36 5 Thực hiện được một số việc đơn giản:
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.
- Biết tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch.
- Tập luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
37 3 Biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.   Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.

   3
38 4 - Biết tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.

Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
39 5 - Biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
40 3 Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đã đun sôi... * 3,4,5 tuổi:
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
*  4,5 tuổi:
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, (nhai kĩ).
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
-  Không uống nước lã, (ăn quà vặt ngoài đường).
 


    1






 
41 4 Có một số hành vi tốt trong ăn uống:
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kỹ.
- Biết chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Biết không uống nước lã.

- Chấp nhận ăn rau...










- Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.






 
42 5 Có một số hành vi và thói quen trong ăn uống:
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Biết không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Biết không uống nước lã, ăn quà vặt ngài đường
43 3 Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
-  Biết chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu
* 3,4,5  tuổi:
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Nhận biết (lựa chọn) trang phục (và sử dụng trang phục) phù hợp với thời tiết
-  Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, (nguyên nhân) và cách phòng tránh (đơn giản)
- Vệ sinh răng miệng (Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dạy), đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu (hoặc sốt)...
- Bảo vệ sức khoẻ, an toàn khi có thời tiết thay đổi hay hiện tượng thời tiết bất thường.

* 4,5 tuổi:
-  Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
-  Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Bỏ rác đúng nơi quy định; (không nhổ bậy ra lớp).
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, an toàn khi có thời tiết thay đổi hay hiện tượng thời tiết bất thường, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết
-  Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
-  Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh



 
 











1, 2,8


 
44 4 Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Biết vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định.
























- Che miệng khi ho, hắt hơi.
 
45 5 - Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh,
phòng bệnh:
- Biết vệ sinh răng miệng:
Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dạy.
- Biết ra nắng đội mũ; Đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy ra lớp
46 3 Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...) khi được nhắc nhở
* 3,4,5 tuổi:
- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng…; không nghịch các vật sắc nhọn
  3,4
 


47


4
- Biết nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...là nguy hiểm không  đến gần. Biết các vật sắc nhọn. không nên nghịch.  
48 5 - Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
49 3 - Trẻ biết tránh nơi nguy hiểm (Hồ ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi...) khi được nhắc nhở. * 3,4,5 tuổi:
- Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn, nguy hiểm đến tính mạng như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng; hố vôi; mương nước; suối, bể chứa nước; bụi rậm... (và nói được mối nguy hiểm khi đến gần).
- Khu vực an toàn của trường học/ nơi lánh nạn khi có thiên tai.
 
 



    8
50 4  - Nhận ra những nơi như: Hồ, ao, mương nước,suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm, không được chơi gần  
51 5 - Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm...là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm
52 3 Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
- Biết không tự lấy thuốc uống.
- Biết không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Biết không nghịch các vật sắc nhọn.
-  Biết không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp.
  - Biết không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Biết không nghịch các vật sắc nhọn.
-  Biết không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp.
 
53 4 Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
-  Biết không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ... không uống rượu bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
-  Biết không được ra khỏi trường khi không được phép của  cô giáo.
* 3,4,5 tuổi:
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm đến tính mạng như:
+ Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt (dễ bị hóc sặc...)
+ Không tự ý uống thuốc.
* 4,5 tuổi:
- không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ (dễ bị ngộ độc)... không uống rượu bia, cà phê (hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe) khi không được phép của người lớn.






 
-  Biết không được ra khỏi trường khi không được phép của  cô giáo.







 
1,2,6







 
54






 
5






 
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh:
- Biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc...
- Biết không tự ý uống thuốc.
- Biết: ăn thức ăn có mùi hôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
55 4 Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khấn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đinh, số điện thoại người thân khi cần thiết.

* 4,5 tuổi:
-  Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ:  Gọi người lớn khi gặp (một số) trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
- Khu vực an toàn của trường học/ nơi lánh nạn khi có thiên tai.
- Khu vực an toàn/ nơi sơ tán gần trường học nhất.

 
- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đinh, số điện thoại người thân khi cần thiết.















 + Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo
- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.



1,3,7
56 5 Trẻ nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ.
-  Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn.:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Biết không ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo
- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
57 5 Trẻ thực hiện đúng một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
-  Biết sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Biết đi bộ trên hè: đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Biết không leo trèo cây, ban công, tường rào...
  - Một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn
- Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Khi đi bộ trên hè: đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào...
1,7
58 5 - Trẻ biết tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.   - Tập trung chú ý, tham gia hoạt động tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như: ngáp, ngủ gật… 9
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
a) Khám khá khoa học
59 3 Trẻ biết quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.   Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.














5,6,8
 
60 4 -  Biết quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: “Vì sao cây lại héo, vì sao lá cây bị ướt?”… -  Một số hiện tượng thời tiết theo mùa: mùa xuân: Đang nóng thì chuyển sang lạnh, nhiệt độ tăng giảm đột ngột và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
61 5 - Thích tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng. "Tại sao có mưa?"…   -  Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa: mùa xuân: Đang nóng thì chuyển sang lạnh, nhiệt độ tăng giảm đột ngột và thứ tự các mùa
- Sự thay đổi trong sinh hoạt con người, con vật và cây cối.
62 3 - Biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng; nhìn, nghe, ngửi, sờ...để nhận ra đặc điểm  nổi bật của đối tượng. *  4+ 5 tuổi:
- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
- Đặc điểm ( nổi bật), công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Một số mối liên quan đơn giản giữa đặc điểm với cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và đa dạng của chúng
- Đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng gia đình, PTGT
- Ích lợi của thực vật đối với phòng chống thiên tai: giữ nước chống sạt lở đất, điều hòa không khí bảo vệ môi trường.
-  Đặc điểm nổi bật và  ích lợi, tác hại của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc
- Tên, đặc điểm, công dụng của một số PTGT quen thuộc.












1,2,5,6,7
 
63 4


 
- Biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm  đối tượng hiểu đặc điểm của đối tượng - Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
64 5 - Biết phối hợp các giác quan để quan sát xem xét và thảo luận vế sự vật hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả...và thảo luận về đặc điểm  của đối tượng - Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả.



 
65 3 - Biết làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng VD: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi * 3+ 4+ 5 tuổi
- Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện số của một số loại cây, con vật.
+ Làm đất, gieo các loại hạt đậu, ngô...
+ Trồng cây hoa ở góc thiên nhiên: tưới cho cây, không tưới cho cây...
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây
- Một vài đặc điểm, tính  chất của đất, đá, sỏi, cát:
+ Thí nghiệm vật chìm, vật nổi...
* 4+5 tuổi
Đặc điểm, tính chất của nước
* 4+ 5 tuổi
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống người, con vật và cây
+ Ảnh hưởng của thiên tai đối với thực vật: làm hoa dập nát, hoa chết, bị chôn vùi, không phát triển được, nhiều loại sâu bệnh.
+ Ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai đối với đời sống động vật: ô nhiễm môi trường, xáo trộn môi trường sống, thiếu nước giảm nguồn thức ăn, không có nơi cư trú, chết một số loài động vật, dịch bệnh.
-  Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

 
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi









5,6,8
66 4 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: pha màu,  đường, muối và nước, dự đoán và quan sát, so sánh - Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: pha màu,  đường, muối và nước, dự đoán và quan sát, so sánh
67 5 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng  công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.VD; Thử nghiệm gieo hạt,  trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển - Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
- Biết làm thử nghiệm và sử dụng  công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.VD; Thử nghiệm gieo hạt,  trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển
68 3 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau, có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng

 
  - Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.
- Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.








5,6,7,8
 
69 4 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau:  xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện

 
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo (1-2, 2- 3 dấu hiệu)
- Ảnh hưởng của thiên tai đối với các hoạt động phương tiện giao thông: gây ách tắc giao thông, hỏng công trình đường bộ cầu cống, hỏng các phương tiện giao thông.
 - Ảnh hưởng của các PTGT đối với môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Quan sát, thảo luận các sự vật, cây, hoa quả, con vật, hiện tượng, thời tiết các mùa.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm.


- Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận về đối tượng như: cây, hoa, quả, con vật
70 5 - Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyên và thảo luận
71 3 - Biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật * 4, 5 tuổi
-  Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 , ( 2-3 ) dấu hiệu
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Phân loại đồ dùng trong gia đình, con vật, cây, hoa quả, rau, PTGT theo 1-2 ( 2-3) dấu hiệu
* 3,4,5 tuổi:
- Đặc điểm (nổi bật), công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; đồ dùng trong gia đình; đồ dùng lớp 1






 
- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc;
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa quả quen thuộc.






1,3,5,6,7,9
 
72 4 - Biết phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi

- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.
Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
73 5

 
- Biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau
74 3 - Biết nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiên tượng quen thuộc khi được hỏi * 4+5 tuổi:
- Các nguồn nước trong môi trường sng
- Đặc điểm, tính chất của nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống người, con vật và cây
- Quan sát, phán đoán mối quan hệ đơn giản giữa con vật, cây cối với môi trường sống.
* 3+4+5 tuổi
-  Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây
- Nhận biết biểu hiện BĐKH: mưa lũ, sói mòn, ô nhiễm môi trường... nguyên nhân do chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi...
 Chặt phá rừng gây ra lũ, hạn hán, sạt lở đất...ảnh hưởng đến đời sống của con người, động, thực vật
 
- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.
Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.












5,6,8
75 4

 
- Biết nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/muối nên nước ngọt/ mặn hơn" - Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/ muối nên  nước ngọt/ mặn hơn”.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm
76 5 - Biết nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng. VD: Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi - Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng. VD: “Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi”
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng
77 4 - Biết sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ:  Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn   Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ:  Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn

7
78 5 - Biết giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau
79 3 - Biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo * 3,4,5 tuổi:
- Môt vài đặc điểm tính chất tính của đất đá, cát, sỏi
* 4,5 tuổi:
- Không khí các nguồn ánh sáng và sự cần thiết  của nó với cuộc sống con người, con vật và cây
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm; (mặt trời, mặt trăng)
Dấu hiệu đặc trưng của từng loại thiên tai:
- Sạt lở: Đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
- Lũ: là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt qua mức bình thường.
+ Mưa đá: Mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất.
- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi: Hoạt động ngoài trời, góc thiên nhiên (gieo hạt, tưới cây, lau lá...)








1,5,6,7, 8
80 4 - Biết nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan
sát



 
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1- 2 đồ dùng, đồ chơi.
- So sánh, phân loại phương tiện giao thông theo 1- 2 dấu hiệu.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2, 3 đồ dùng, đồ chơi.
- So sánh sự khác và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- So sánh, phân loại phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu
81 5 - Biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được  quan sát
82 3 Trẻ thể hiện một điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình...

- Chơi các góc, nhóm chơi như: Âm nhạc, tạo hình, trò chơi đóng vai, gia đình, bác sỹ xây dựng…
 

1, 2, 3, 4 
5, 6, 7, 8, 9
83 4 Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình  
84 5 Trẻ biết thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình…  
85 3 Trẻ nhận biết, gọi tên các loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương. Ứng xử đơn giản khi có hiên tai * 3,4,5 tuổi:
Bão lũ lụt hạn hán, sạt lở đất, giông, sấm sét, mưa đá, động đất,
- Động đất ra chỗ đất chống…, sấm sét tránh xa đường dây điện, cây to, các vật dụng kim loại…
* 4 – 5 tuổi
- Dấu hiệu đặc trưng của từng loại thiên tai:
+ Sạt lở: Đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
+ Lũ: là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt qua mức bình thường.
+ Mưa đá: mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất...
 





   8
86 4 - Trẻ biết nhận biết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam và cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai  
87 5 - Trẻ biết tên gọi các loại thiên tai, hiểu ý nghĩa một số tên gọi đặc biệt của thiên tai do con người đặt ra và biết cách ứng xử đơn giản khi có thiên tai và hiểu tại sao cần làm như vậy.  
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
88 3 - Biết quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng * 4,5 tuổi:
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe...)

Đếm trên đối tượng trong phạm vi (5-10) và đếm theo khả năng.
 
 
3,7
89 4 Biết quan tâm đến chữ số,  số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?... 1,3,5,6,7,8
90 5 Biết quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?...  
91 3 - Biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5   Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.

1,3,5,6,7,8
 
92 4 - Biết đếm trên đối tượng trong pv10.


 
* 4 +5 tuổi:
Đếm trên đối tượng trong phạm vi  10 và đếm theo khả năng.
- Ôn đếm số lượng 1,2,3,4,5
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6,7,8,9,10 và đếm theo khả năng.


- Ôn đếm số lượng 1->10
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
93 5 - Biết đếm trên đối tượng pvi 10 và đếm theo khả năng
94 3 - Biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn   - Xếp tương ứng 1 - 1; ghép đôi
- Nhận biết một và nhiều
- So sánh số lượng (hai – ba) nhóm đối tượng trong phạm vi 5 nói được từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn





1,3,5,6,7,8
95 4 - Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn - Xếp tương ứng 1 – 1
Ôn so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 1,2,3,4,5
- So sánh số lượng 2 -3 nhóm đối tượng trong phạm vi 6,7,8,9,10 nói được  các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn
96 5 - Biết so sánh số lượng ba nhóm đối tượng trong pvi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất , ít hơn, ít nhất - So sánh số lượng 2-3 nhóm đối tượng trong phạm vi 6,7,8,9,10 nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất
97 4
 
- Biết sử dụng các số từ 1 - 5 để chỉ số lượng, số thứ tự. * 4-5 tuổi: Chữ số, số lượng và số thứ tự  trong phạm vi (5,10)

 
  1,3
98 5 - Nhận biết các số từ  số 5 - số 10 và sử dụng các só đó để chỉ SL, số thứ tự 1,3,5,6,7,8
99 3 -  Biết gộp và đếm 2 nhóm đối tượng cùng loại  có tổng trong phạm vi 5 * 3,4 tuổi:
- Gộp 2 nhóm có đối tượng và đếm

 
Gộp và đếm 2 nhóm đối tượng phạm vi 4,5





3,4,5,6,7,9
100 4 -  Biết gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong pvi 5, đếm và nói kết quả Gộp và đếm 2 nhóm đối tượng phạm vi 4,5 nói kết quả
101 5 - Biết gộp các nhóm đối tượng  trong pvi 10 và đếm - Ôn Gộp và đếm 2 nhóm đối tượng phạm vi 4,5 nói kết quả
- Gộp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm PV 6,7,8,9,10
102 3 - Biết tách 1 nhóm đối tượng  có số lượng  trong phạm vi 5 thành 2 nhóm * 3,4 tuổi:
-  Tách 1 nhóm đối tượng phạm vi 4,5
 


3,4,5,6,7,8,9
103 4 - Biết tách 1 nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn    - Tách 1 nhóm đối tượng  thành các nhóm nhỏ hơn.
104 5 - Biết tách một nhóm đối tượng trong pvi 10 thành 2 nhóm = các cách khác nhau - Ôn tách 1 nhóm đối tượng phạm vi 4,5
- Tách 1 nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau PV 6,7,8,9,10
105 4 - Biết nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày * 4+5 tuổi:
- Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dung trong cuộc sống hằng ngày
( số nhà, biển số xe...)


 



3,7
 
106 5 - Biết nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
107 3 - Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại   - Xếp xen kẽ


1->9
108 4 -  Biết nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại * 4+5 tuổi:
- So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
 
- Xếp tương ứng 1 - 1, ghép đôi
 
109 5 - Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu   cầu
- Nhận ra được qui tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại
- Biết sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
- Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- Tạo ra qui tắc sắp xếp
110 3 - Biết so sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ:  to hơn, nhỏ hơn , dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn, bằng nhau   - So sánh 2 đối tượng về kích thước
+ So sánh chiều dài của 2 đối tượng
+So sánh chiều cao của 2 dối tượng

4,6
111 4 - Biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh
 
* 4+5 tuổi:
-   Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo (các đơn vị đo khác nhau).
-  Đo dung tích bằng một đơn vị đo. (các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo)
-  Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả
-   Đo dung tích bằng một đơn vị đo.
- So sánh chiều cao của 3 đối tượng




- So sánh chiều cao của 3 đối tượng
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
7,8
112 5 - Biết sử dụng được một số công cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
113 3 - Biết nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật   - Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế
- Sử dụng các hình học để chắp ghép






1

 
114 4 - Chỉ ra các điểm giống nhau giữa hai hình  tròn và tam giác, vuông và chữ nhật...) * 4+5 tuổi:
Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật   
115 - Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các  hình đơn giản
116 5 - Biết gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa 2 khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối CN -  Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế
- Tạo ra một số hình hình học bằng cách khác nhau
117 3 - Biết sử dụng lời nói  và hành động  để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân   - Nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải – tay trái của bản thân

 





2,3,9
118 4 - Biết sử dụng  lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác - Xác định vị trí của đồ vật( phía trước – phía sau; phía trên, dưới; phía phải – phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, (với 1 vật làm chuẩn).





Xác định vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn (phía trước – phía sau; phía trên- phía dưới; phía phải phía trái)
119 5 - Biết sử dụng lời nói và hành động đêt chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn
120 4 -  Biết mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự, thời gian trong ngày   -  Nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.





   8
 
121 5 - Biết gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm -  Nhận biết hôm qua, hôm nay và ngày mai.
- Gọi tên các ngày trong tuần
122 - Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ   - Nói được lốc lịch để làm gì
- Nói được ngày trên lốc lịch
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ
 
c) Khám phá xã hội
123 3 - Biết nói tên tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, nói chuyên
 
- Họ tên, tuổi (ngày sinh), giới tính đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong - Tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Trò chuyện những người yêu thương, chăm sóc bé

 




2
 
124 4 - Biết nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
125 5 - Biết nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện  
126 3 - Biết nói tên của bố mẹ và các  thành viên trong gia đình   - Tên tuổi của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình.






   3
127 4 - Biết nói họ, tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình -  Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của { Sở thích của các thành viên trong gia đình ( gia đình nhỏ, gia đình lớn)}. Nhu cầu  gia đình, địa chỉ gia đình  
128 5 - Nói được  tên, tuổi, giới tính và công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình
129 3 - Trẻ nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi  trò chuyện,  xem ảnh  về gia đình   - Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi  trò chuyện,  xem ảnh  về gia đình






   3
130 4 -  Trẻ nói được địa chỉ của gia đình (số nhà, đường phố, thôn, xóm) khi được hỏi trò chuyên   Nói được địa chỉ của gia đình (số nhà, đường phố, thôn, xóm) khi được hỏi trò chuyên
131 5 - Trẻ nói được địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố, thôn, xóm , số điện thoại...) khi được hỏi trò chuyên Nói được địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố, thôn, xóm , số điện thoại...) khi được hỏi trò chuyên
132 3 - Biết nói trên trường/ lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện   - Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo
- Tên các bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường







   1

 
133 4 -  Trẻ nói được tên và địa chỉ của trường / lớp khi được hỏi và trò chuyên

 
-  Tên, địa chỉ của trường, lớp.
134 5 -  Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả  một số địa điểm nổi bật của trường, lớp  khi được hỏi nói chuyện -   Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non,
135 4 -  Trẻ nói được tên , công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi trò chuyện   - Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường
 






   1

 
136 5 -  Trẻ nói được tên công việc của cô giáo và các cô bác công nhân trong trường khi được hỏi nói chuyện - Công việc của các cô bác trong trường
 
137 4 -  Trẻ nói được tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện * 4+5 tuổi:
- Họ tên và đặc điểm của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường/ lớp
 
138 5  Trẻ nói được họ tên , đặc điểm của trong bạn  ở trong lớp khi được hỏi, trò chuyện
139 3 - Biết kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề  xây dựng... khi được hỏi, xem tranh   - Gọi tên, sản phẩm và ích lợi  của một số nghề phổ biến








4, 8

 
140 4 - Biết kể tên công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi...của một số nghề khi khi được hỏi, trò chuyện * 4+5 tuổi:
- Tên gọi, công cụ, sp, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương
- Một số nghề có vai trò, trách nhiệm tham gia vào công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH: dự báo khí tượng thủy văn, phát thanh viên chương trình dự báo thời tiết, công nhân vệ sinh môi trường, cứu hộ cứu nạn,…


 
141 5  Trẻ nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
VD: Nghề nông làm lúa gạo, nghề XD xây nên những ngôi nhà mới...
142 3 - Biết kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, tết  Trung thu… qua trò chuyện, tranh ảnh   - Cờ tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam tháng cảnh, ngày lễ hội của địa phương
- Kể tên ngày khai giảng, tết Trung thu…qua trò chuyện, tranh ảnh





1,6,8,9
 
143 4 -  Trẻ kể được tên và nói   đặc điểm của mốt số ngày lễ hội * 4+5 tuổi:
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước. Kể tên một số ngày lễ: ngày quốc khánh 2/9; 30/4; 1/5; tết trung thu; 8/3; giỗ tổ Hùng Vương
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, nơi tưởng niệm Bác
 
144 5 Trẻ kể được tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. Ví dụ nói: “ Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) cả phố em treo cờ...”
145 3 - Trẻ kể được tên một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương   - Danh lam thắng cảnh, ngày lễ hội của địa phương
 







   9





 
146 4 Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương. * 4+ 5 tuổi:
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh nam thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương đất nước
 
147 5 - Biết kể tên và nêu một vài nét đặc trung của danh lam tháng cảnh , di tích lịch sử của quê hương đất nước
148 3 Trẻ nhận biết và kể tên bằng tiếng việt: Trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, một số bộ phận cơ thể,màu sắc, nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa , quả, con vật, PTGT, mùa hè...   - Một số hình ảnh trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, tên, một số bộ phận cơ thể, màu sắc nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa, quả, con vật, PTGT, mùa hè...
- Làm quen với tiếng việt:
+ Các từ chỉ tên trường, lớp, đồ chơi, chào hỏi...
+ Các từ chỉ hành động, khuân mặt, màu sắc, số đếm 1, 2, 3...
+ Các từ chỉ các phòng trong nhà bé, cảm xúc của bé...
+ Các từ chỉ một số nghề gần gũi
+ Các từ chỉ một số con vật quen thuộc
+ Các từ chỉ một số loại hoa, quả...
+ Các từ chỉ một số PTGT, biển baó GT...
+ Các từ chỉ thời tiết mùa hè, một số hoạt động trong mùa hè...
+ Các từ chỉ một số địa danh ở Điện Biên...



















1,2,3,4,5,6,7,8,9
149 4 Trẻ nhận biết và kể tên bằng tiếng việt: Trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, hành động, bộ phận, các giác quan cơ thể; các thành viên trong gia đình;  màu sắc, nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa quả, con vật, PTGT, mùa hè...
 
4+5 tuổi
- Một số hình ảnh trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, màu sắc, bộ phận, các giác quan cơ thể; các thành viên trong gia đình;  hành động, nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa, quả, con vật, PTGT, mùa hè...
- Nói tiếng việt rõ ràng:
+ Các từ chỉ tên trường, lớp, đồ chơi, chào hỏi...
+ Các từ chỉ hành động, khuôn mặt, màu sắc, số đếm 1, 2, 3...
+ Các từ chỉ các đồ dùng trong nhà bé, cảm xúc của bé...
+ Các từ chỉ một số nghề gần gũi
+ Các từ chỉ một số con vật quen thuộc
+ Các từ chỉ một số loại hoa, quả...
+ Các từ chỉ một số PTGT, biển báo GT...
+ Các từ chỉ thời tiết mùa hè, một số hoạt động trong mùa hè...
+ Các từ chỉ một số địa danh ở Điện Biên..
 
150 5 Trẻ nhận biết, kể tên và so sánh bằng tiếng việt rõ ràng: Trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, bộ phận, các giác quan cơ thể; các thành viên trong gia đình;  hành động, màu sắc, nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa , quả, con vật, PTGT, mùa hè...  
3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
a) Nghe hiểu lời nói
151 3 Biết thực hiện được yêu cầu đơn giản. Ví dụ: Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ.





* 4+5 tuổi:
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu
(liên tiếp)
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.



 








1->9
152 4 Biết thực hiện được 2- 3 yêu cầu liên tiếp. Ví dụ: "Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng".
153 5 Biết thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, VD: Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái H đứng sang bên trái  
154 3 Trẻ hiểu được nghĩa các từ khái quát gần gũi quần áo, đồ chơi, hoa quả...   - Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
 



1->9
155 4 Hiểu từ khái quát: Rau quả, con vật, đồ gỗ... * 3 + 4+5 tuổi:
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, (câu phức)
- Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày
- Hiểu ý nghĩa của từ biến đổi khí hậu, giải thích nguyên nhân, diễn biến của biến đổi khí hậu theo mối liên hệ đơn giản: Vì chặt phá rừng nên lũ lụt.
Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
156 5 Biết hiểu nghĩa từ khái quát: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật,  đồ dùng ( đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập...) - Hiểu các từ khái quát,  từ trái nghĩa.
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, các từ khái quát.
157 3 Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.    

1->9
158 4 Biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại * 3,4,5 tuổi:
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, phù hợp với độ tuổi
 
159 5 Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại
  5 - Trẻ nghe hiểu và trò chuyện về bình đẳng giới.

 
*3+4+5T
 Trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể làm cùng một nhiệm vụ giống nhau.
   
b) Sử dụng lời  nói  trong cuộc sống hàng ngày
160 3 Biết nói rõ các tiếng.
Trẻ nói được từ, câu tiếng việt đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn.
* 4+5 tuổi
- Nói tiếng việt tên chỉ trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng, tên, tuổi, màu sắc, hành động, bộ phận các giác quan cơ thể, các thành viên trong gia đình,  nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa, quả, con vật, PTGT, mùa hè...và một số câu đơn giản
 
- Nói tiếng việt tên chỉ trường, lớp, đồ chơi, đồ dùng,tên, giới tính, một số thành viên trong gia đình, một số bộ phận trên cơ thể, màu sắc, hành động, nghề nghiệp quen thuộc, một số hoa, quả, con vật, PTGT, mùa hè...
Phát âm rõ các từ tiếng việt có chứa âm khó cho trẻ dân tộc thiểu số
1->9
 
 161 4 Biết nói rõ để người nghe có thể hiểu được. Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.
162 5 Biết kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được Phát âm rõ các từ tiếng việt có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu cho trẻ dân tộc thiểu số  
163 3 Biết sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... * 3,4 tuổi:
Trả lời và đặt các câu hỏi:  “ Ai?”, “ Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Khi nào?”;  “Để làm gì ?”.
* 3,4,5 tuổi:
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi

 
 


  1->9
 164 4 Biết sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ...  
165 5 Biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... phù hợp với ngữ cảnh
166 3 Biết sử dụng được câu đơn, câu ghép.    


1->9
167 4 Biết sử dụng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. Trả lời và đặt các câu hỏi bằng tiếng việt:  “ Ai?”; “ Cái gì?”; “ Ở đâu?”; “ Khi nào?” “Để làm gì”...
168 5 Biết dùng  câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh ... Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh bằng tiếng việt: “ tại sao?”; “ Có gì giống nhau?”; “ Có gì khác nhau?”; “ Do đâu mà có?” ...
169 3 Biết kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: Thăm ông bà, đi chơi, xem phim ...


* 3,4,5 tuổi:
Kể lại sự việc (có nhiều tình tiết; theo trình tự).
 
 


1->9
170 4 Biết kể lại sự việc theo trình tự. Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.
171 5 Biết miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái ... của nhân vật. Kể lại sự việc theo trình tự.
172 3 Biết đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao ... * 3,4,5 tuổi:
Đọc thơ ,ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
 
 

1->9
173 4  Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao ...

 
174 5 Biết đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao ...
175 3 Biết kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
* 4,5 tuổi:
Kể lại truyện đã được nghe (theo trình tự).
Kể lại một vài tình tiết của truyện  đã được nghe.


1,4,7,8
 
176 4 Biết kể chuyện có mở đầu, kết thúc. Kể lại truyện đã được nghe
177 5 Biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện ...trong nội dung truyện Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
178 3 Biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.   Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên


1,4,7,8

 
 
179 4 Biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
* 4+ 5 tuổi:
Đóng kịch
 
180 5 Biết đóng  vai của nhân vật trong truyện
181 3 Biết sử dụng các từ: “ Vâng ạ”; “Dạ”; “Thưa” ... trong giao tiếp. * 3,4 tuổi:
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
 




1->9
 
182 4 Biết sử dụng các từ như: Mời cô, mời bạn, Cảm ơn, xin lỗi...trong giao tiếp. Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
183 5 Biết sử dụng các từ: Cảm ơn; Xin lỗi; Xin phép; Thưa; Dạ; Vâng...phù hợp với tình huống. Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
184 3 Biết nói đủ nghe, không nói lí nhí. * 3,4,5 tuổi:
Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu  cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
 
 


  2
185 4 Biết điểu chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.

 
186
 
5 Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
c) Làm quen với đọc- viết
187 3 Biết đề nghị người khác đọc sách cho trẻ nghe, tự giở sách xem tranh. * 3 + 4+  5 tuổi:
Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “ Đọc ” truyện.
Giữ  gìn sách.
Tiếp xúc với chữ, sách truyện





7,8,9
188 4 Biết chọn sách để xem.
189 5 Biết chọn sách để ( đọc) và xem.  
190 3 Biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.   Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ.



7,8,9
 
191 4 Biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.   Mô tả sự vật hiện tượng, tranh ảnh
192 5 Biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo đồ vật, tranh ảnh.
193 4 Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. (Đọc) sách theo tranh minh họa( đọc vẹt) * 4+5 tuổi:
Phân biệt phần mở đầu kết  thúc của sách.
“Đọc” truyện qua các tranh vẽ. Giữ gìn, bảo vệ sách
 


7,8,9
194 5 Biết cách( đọc sách) từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
195 4 Biết nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống:  nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm... 4+5 tuổi
Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ...)


 



1->9
196 5 Biết nhận ra ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra- vào, cấm lửa, biển báo giao thông...
197 3 Biết thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoạc.    





1->9
 
198 4 Biết sử dụng ký hiệu để( viết): tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng... * 3+4+ 5 tuổi:
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt.Hướng đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ các dấu.
- Làm quen với sử dụng sách, bút
- Nhận dạng một số chữ cái
- Tập tô, tập đồ các nét chữ.
190 5 Biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình. - Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
- Làm quen cách viết tiếng Việt: Hướng viết của các nét chữ; Viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Tập tô các chữ cái: o-ô-ơ; a- ă- â; e-ê; u-ư; i-t-c; b-d-đ; m-n-l; g-y; p,q; h,k; v-r;
200 5 Biết nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiềng việt.   - Nhận dạng các chữ cái 1->9

 
201 5 Biết “ Viết ” chữ theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới. - “ Viết ” chữ theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới.
4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI
a. Phát triển tình cảm
    * Thể hiện ý thức về bản thân
202 3 - Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân * 3,4 tuổi:
- Tên, tuổi, giới tính
 
 






2,3
 
203 4 - Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ - Tên, tuổi, giới tính
204 5 -  Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.   -  Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.
205 3 -  Trẻ nói được điều bé thích, không thích.   - Những điều bé thích, không thích





 2
206 4 -  Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được * 4 + 5 tuổi:
- Sở thích, khả năng của bản thân
 
207 5 -  Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được. - Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
 
208 5 - Trẻ nói được mình có điểm gì giống và khác bạn. (Dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng)    -  Điểm giống và khác nhau của mình với người khác
209 5 - Trẻ biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình.   -  Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học 3
210 5 - Trẻ biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.   -  Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi…)
-  Chủ động và độc lập trong một số hoạt động
1,3
* Thể  hiện sự tự tin, tự lực
211 3 - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi
 
- Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi



1->9
212 4 - Trẻ biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
213 5 - Trẻ tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (Vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)   - Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (Vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)
214 3 - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (Chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…) * 3,4,5 tuổi:
Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao
 



 1->6
215 4 - Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi) - Cố gắng hoàn thành công việc được giao (Trực nhật, dọn đồ chơi)
216 5 - Trẻ cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. - Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi)
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
217 3 - Trẻ nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh. * 3+4+ 5 tuổi:
- Nhận biết một số cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh (âm nhạc)


 









  1->9
218 4 - Trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh,ảnh.
219 5 - Trẻ nhận biết được một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác  
220 3 - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận * 3,4 tuổi:
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động (vẽ, nặn, xếp hình)
 



  1->9
221 4 - Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. - Biểu lộ trạng thái cảm xúc , tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình
222 5 - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
223 3 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ   - Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước


    


    9








    9
224 4 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. * 4+5 tuổi:
- Kính yêu Bác Hồ, nhận ra hình ảnh Bác Hồ
- Biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi
- Ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác Hồ
 
225 5 - Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (Chỗ ở, nơi làm việc….)
226 3 - Trẻ thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ   - Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ
227 4 - Trẻ thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. * 4+5 tuổi:
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
 
 
228 5 - Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ  qua hát, đọc thơ cùng cô, kể chuyện về Bác Hồ
229 4 - Trẻ biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước * 4+5 tuổi:
- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
 
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội;
230 5 -Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (Trang phục, món ăn…) của quê hương đất nước. - Biết một vài cảnh đẹp di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương đất nước, một số địa danh gắn với hoạt động của Bác Hồ ( chỗ ở, nơi làm việc, nơi tưởng niệm Bác)
231 5 - Trẻ biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.   - Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè
Chia sẻ, cảm thông với các bạn nhỏ vùng thiên tai.
2,3,8
b. Phát triển kĩ năng xã hội
     * Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
232 3 - Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ









* 4+ 5 tuổi:
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.
- Nhận biết hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”
- Tiết kiệm điện, nước














1,3,7
 
233 4 - Trẻ thực hiện được  một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi qui định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông, bà, bố, mẹ - Phân biệt hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”
234 5 - Trẻ thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi cất đồ chơi vào nơi qui định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố, mẹ, anh, chị, muốn đi chơi phải xin phép   - Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”
235 3 - Trẻ biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở…   - Cử chỉ lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).

   1, 2
236 4 - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, (lịch sự )
- Quan tâm (chia sẻ),giúp đỡ bạn.
 
237 5 - Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép  
238 3 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói    
  

   1
239 4 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói   - Chú ý nghe khi cô, bạn nói
240 5 - Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác - Nhìn vào người khác khi họ đang nói
- Không cắt ngang lời khi người khác đang nói
241 3 - Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ * 3,4 tuổi:
- Chờ đến lượt, (hợp tác)
- Chơi hòa thuận với bạn
 
 



  3,5

 
242 4 - Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở
- Chờ đến lượt, hợp tác
243 5 - Trẻ biết chờ đến lượt - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
244 4 - Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…)   - Trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…)


  7,8,9





 


 
245 5 - Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.


 
- Lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến
246 5 - Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn) - Chơi với bạn vui vẻ
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuân giữa các bạn.
     * Quan tâm đến môi trường
247 3 - Trẻ thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây * 3+4+ 5 tuổi
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối
 




  5,6
248 4 - Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc
249 5 - Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc  
250 3 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định * 3+4+ 5 tuổi
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường.
 

   1
251 4 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
 
252 5 - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
253 4 - Trẻ biết không bẻ cành, bứt hoa   - Biết không bẻ cành, bứt hoa



1,6
254 5 - Trẻ biết nhắc nhớ người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa…) - Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa…)
255 4 - Trẻ biết không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng
* 4+ 5 tuổi
- Tiết kiệm điện,  nước
- Sử dụng đồ chơi, đồ dùng của nhà trường tiết kiệm, tái sử dụng phế liệu làm đồ chơi, đồ dùng dạy học.
 
 




1,3,8
256 5 - Trẻ biết tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.  
5.  LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
a) Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên,  cuộc sống và các phẩm nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình)
257 3 - Biết vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng * 3,4,5 tuổi:
-  Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi  và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuốc sống và tác phẩm nghệ thuật qua bài hát:





 
 




1->9
258 4 - Biết thể hiện vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
259 5 - Biết tán thưởng  tự khám phá bắt chước âm thanh dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp  của các sự vạt hiện tượng   - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật,  hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
260 3 - Biết chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện   - Nghe các bài hát hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca)
 



1->9
 
261 4 - Biết chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện
 



 
- Nghe và nhận ra các thể loại nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca)






1->9
 
262 5 - Biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện. - Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca,cổ điển)
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc
 
263 3 - Biết vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp  nổi  bật (về màu sắc  hình dáng …) của các tác phẩm tạo hình   - Sử dụng các nguyên vật liệu  tạo hình để tạo ra  các sản phẩm






  5,6
264 4 - Trẻ thích  thú, ngắm ngía chỉ sờ và sử dụng các từ gợi cảm  nói lên cảm xúc của mình về màu sắc hình dáng của các tác phẩm tạo hình   - Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm
265 5 - Trẻ thích  thú, ngắm ngía và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục) của các tác phẩm tạo hình    -  Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm
b) Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe hát, vận động theo nhạc)  và hoạt động tạo hình (vẽ nặn, cắt xé dán  hình)
266 3 - Biết hát từ nhiên, hát được theo giai điệu các bài hát quen thuộc




* 4+ 5 tuổi:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc tình cảm của bài hát
-  Hát đúng giai điệu bài ca bài hát







1->9
267 4 - Biết hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái  của bài hát qua giọng hát, nét mặt điệu bộ...
268 5 - Biết hát đúng giai điệu lời ca, hát diễn cảm phù hợp  với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng  hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ...  
269 3 - Biết vận động theo  nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)   - Vận đông đơn giản  theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp







1->9
 
270 4 - Biết vận động nhịp nhàng theo  nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết  tấu, múa)

 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
271
 
5 - Biết vận động nhịp nhàng phù hợpvới sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tết tấu, múa) -  Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc
272 3 - Biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm theo sự gợi ý   - Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm theo sự gợi ý

3,6,7
273 4 - Biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm * 4+ 5 tuổi:
-  Phối hợp, (lựa chọn) các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, (phế liệu) để tạo ra các sản phẩm
- Tự lựa chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích


- Tìm kiếm lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích
274 5 - Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
275 3 - Biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang  tạo ra bức tranh đơn giản   -  Sử dụng  một số  kỹ năng  vẽ, để tạo ra sản phẩm đơn giản  
276 4 - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục   - Sử dụng các kỹ năng  vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc,  kích thước, hình dáng/ đường nét 1,2,3,4,5,6,7,8,9
277 5 - Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo ra  thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối - Phối hợp các kỹ năng  vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục
278 3 - Biết xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản   -  Sử dụng  một số  kỹ năng xé dán để tạo ra sản phẩm đơn giản 2,3,5,7,8,9

 
279 4 - Biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc - Sử dụng  các kỹ năng cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét
280 5 - Biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối - Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán  để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét bố cục
281 3 - Biết lăn dọc xoay tròn , ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối

 
- Sử dụng  một số  kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm đơn giản





3,4,6
 
282 4 - Biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn, để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết - Sử dụng  các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng đường nét
283 5 -  Biết phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối - Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình đáng, đường nét bố cục
284 3 - Biết xếp chồng,  xếp cạnh, xếp cạch tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản   - Sử dụng  một số  kỹ năng xếp hình  để tạo ra sản phẩm đơn giản




1->9
285 4 - Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau   - Sử dụng các kỹ năng xếp hình xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau



- Phối hợp các kỹ năng   xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét bố cục
286 5 - Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành  các sản phẩm  có kiểu dáng màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
287 3 - Biết nhận xét  các sản phẩm tạo hình * 3+4 + 5 tuổi:
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét  (bố cục)
 


1->9
288 4 - Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.  
289 5 - Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc  hình dáng bố cục
c) Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
300 3 - Biết vận động theo ý thích  các bài hát, bản nhạc quen thuộc



 
- Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc





4->9
301 4 - Biết lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc - Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp bài hát
302 5 - Biết tự nghĩ ra  các hình thức  để tạo ra âm thanh, vận động hát theo các bản nhạc,bài hát yêu thích - Tự nghĩ ra  các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích 
- Đặt lời  giai điệt một bài hát, bản nhạc  quen một câu hoặc một đoạn
303 3 - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích   - Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích





4->9
 
304 4 - Biết lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu tết tấu bài hát * 4+ 5 tuổi:
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm  theo phách nhịp, tết tấu
 
305 5 - Biết gõ đệm dụng cụ theo tết tấu tự chọn
306 4 -  Trẻ nói được lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích * 4+ 5 tuổi:
- Nói  được ý tưởng tạo hình của mình


 



1->9
307 5 -  Trẻ nói được lên ý tưởng  thể hiện trong sản phẩm  tạo hình của mình
308 3 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình * 3,4,5 tuổi:
- Đặt tên cho sản phẩm của mình


 
 


7->9
309 4 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
 
310 5 - Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
                         
             
D. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
I. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau:
Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng
- Trò chơi đóng kịch
-Trò chơi học tập
- Trò chơi vận động
- Trò chơi dân gian
- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại
2. Hoạt động học
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi
3. Hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động với trẻ em mẫu giáo bao gồm: Lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể
4. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động nhằm hình thành 1 số nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ tạo cho trẻ trạng thái thoải mái vui vẻ
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Theo mục đích và nội dung giáo dục
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ
- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các gày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻcó ý ghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (tết Trung Thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền.....)
2. Theo vị trí không gian
- Tổ chức hoạt động trong phòng lớp
- Tổ chức hoạt động ngoài trời
3. Theo số lượng trẻ
- Tổ chức hoạt cá nhân
- Tổ chức hoạt theo nhóm
- Tổ chức hoạt cả lớp
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
3.1. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.
3.2. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)
Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
3.3. Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
3.4. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
3.5. Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.
- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ
IV. TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
1. Môi trường vật chất
a, Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục
- Có các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng phong phú hấp dẫn trẻ
- Sắp xếp và bố trí đồ dung đồ chơi hợp lý đảm bảo an toàn đáp ứng mục đích giáo dục
- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai, tạo hình thư viện ( Sách tranh truyện ) Khu vực ghép hình, lắp ráp, xây dựng. Khu vực dành cho khám phá thiên nhiên và khoa học ; Hoạt động âm nhạc và khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi, Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.
b, Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời gồm có
- Sân và sắp xếp tiết bị chơi ngoài trời
- Khu chơi với cát đất sỏi nước
- Bồn hoa cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật
2. Môi trường xã hội
- Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ
-Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với người xung quanh
- Hành vi cử chỉ lời nói thái độ của giáo viên với trẻ và người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. Đánh giá trẻ hằng ngày
a, Mục đích đánh giá: Nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày
b, Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khỏe
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ
- Kiến thức kỹ năng của trẻ
c, Phương pháp đánh giá
- Sử dụng 1 hay nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
Quan sát, Trò chuyện giao tiếp với trẻ
Sử dụng tình huống, Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
Trao đổi với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ
Hàng ngày giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục cho phù hợp
2. Đánh giá trẻ theo giai đoạn
a, Mục đích đánh giá
Xác định được mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn ( Cuối  chủ đề / tháng, cuối độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo
b. Nội dung đánh giá
Đánh giá về mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ
c. Phương pháp đánh giá
 Sử dụng một hay nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ
Quan sát, trò chuyện với trẻ , sử dụng tình huống hoặc bài tập / trên trắc nghiệm
Trao đổi với cha mẹ / người chawm sóc trẻ
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ
d. Thời điểm và căn cứ đánh giá
Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề / tháng – kết quả mong đợi cuối độ tuổi
Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi
D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Căn cứ Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Chương trình giáo dục của nhà trường, giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ (năm, tháng/chủ đề, tuần, ngày) phù hợp với tình hình của nhóm/lớp và khả năng của cá nhân trẻ trong lớp.
Nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
Theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm/lớp.
Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; phát hiện sớm trẻ có khó khăn trong phát triển, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất
Nhận được kế hoạch này yêu cầu tổ khối, giáo viên nghiêm túc triển khai thực hiện./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Cán bộ quản lý, giáo viên;
- Lưu HSCM;
                             Na Sang, ngày 4   tháng 9  năm 2024
HIỆU TRƯỞNG                    NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
   (Ký duyệt)





Điêu Thanh Hương                           Mai  Thị Việt Hà                                           

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây